Nội dung khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 19 đến 23 tháng tuổi gồm những gì? Mẫu Phiếu khám sức khỏe định kỳ cho trẻ?
Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 19 đến 23 tháng tuổi nhằm mục đích gì?
Mục đích khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 19 đến 23 tháng tuổi được hướng dẫn tại Mục 1 Phần VI Chương II Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 19-23 tháng tuổi Ban hành kèm theo Quyết định 2796/QĐ-BYT năm 2023 như sau:
Mục đích
Đánh giá, đo lường sức khỏe toàn diện Nhi khoa theo tiêu chuẩn quốc gia, đồng thời phát hiện được các trường hợp bất thường về thể chất và tinh thần cho trẻ em tại vùng địa bàn nông thôn và miền núi, từ đó có hướng xử trí hoặc can thiệp kịp thời về chuyên khoa Nhi nhằm giảm nguy cơ, biến chứng, gánh nặng tài chính do bệnh tật mang lại cho trẻ giai đoạn 19-23 tháng tuổi.
Theo đó, khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 19 đến 23 tháng tuổi nhằm đánh giá, đo lường sức khỏe toàn diện Nhi khoa theo tiêu chuẩn quốc gia, đồng thời phát hiện được các trường hợp bất thường về thể chất và tinh thần cho trẻ em tại vùng địa bàn nông thôn và miền núi, từ đó có hướng xử trí hoặc can thiệp kịp thời về chuyên khoa Nhi nhằm giảm nguy cơ, biến chứng, gánh nặng tài chính do bệnh tật mang lại cho trẻ giai đoạn 19 đến 23 tháng tuổi.
Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 19 đến 23 tháng tuổi (Hình từ Internet)
Nội dung khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 19 đến 23 tháng tuổi gồm những gì?
Nội dung khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 19 đến 23 tháng tuổi được hướng dẫn tại Mục 2 Phần VI Chương II Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 19-23 tháng tuổi Ban hành kèm theo Quyết định 2796/QĐ-BYT năm 2023 như sau:
Nội dung khám
2.1. Khám sức khỏe trẻ 19-23 tháng
Giai đoạn này trẻ thường hoạt bát, thích thú, vui vẻ, vô tư và thích thử thách. Đây là thời điểm then chốt cho sự phát triển về mặt xã hội và cảm xúc của bé và mang lại nhiều phần thưởng cho cả gia đình và đứa trẻ. Trẻ mới biết đi ở độ tuổi này rất háo hức học hỏi, và những khám phá mới được tạo điều kiện thuận lợi nhờ các kỹ năng đang nở rộ của chúng, gợi ra nhiều câu hỏi tại sao, cái gì và như thế nào.
Trẻ 2 tuổi dường như quyết tâm khẳng định sự độc lập của mình, nhưng khi được đưa ra lựa chọn (ví dụ: giữa lát táo và lát cam), trẻ thường tỏ ra bối rối trong việc lựa chọn. Thậm chí, sau khi đưa ra quyết định cuối cùng, trẻ thường muốn thay đổi nó. Bé 2 tuổi thích tự xúc ăn, đọc sách và bắt chước bố mẹ làm việc nhà.
Mặc dù mong muốn được độc lập rõ ràng, đứa trẻ đến 2 tuổi thường trốn sau chân cha mẹ khi những người lớn khác đến gần. Trẻ thường tỏ ra sợ hãi khi lần đầu tiên nghe thấy âm thanh lớn, nhìn thấy động vật, vật lớn chuyển động. Nỗi sợ bóng tối có thể phát triển khi trẻ phải vật lộn với quá trình chuyển đổi giữa thức và ngủ. Các sự kiện không giải thích được có thể gây sợ hãi cho trí tưởng tượng đang phát triển của trẻ (ví dụ: trẻ có thể phát triển chứng sợ đi xuống cống hoặc sợ sấm sét). Với sự hỗ trợ và trấn an vững chắc của cha mẹ, đứa trẻ sẽ có được sự tự tin và dần vượt qua những nỗi sợ hãi như vậy.
Đối với đứa trẻ 2 tuổi chưa có kỹ năng tương tác với những đứa trẻ khác, trẻ thường có thói quen bám lấy người chăm sóc, mà không muốn tham gia chơi hoặc hòa đồng với các bạn cùng tuổi.
Khi được 2 tuổi, đứa trẻ đã sẵn sàng để tiếp thu những quy tắc đơn giản về an toàn và cách cư xử trong gia đình. Điều cần thiết đối với các bậc cha mẹ là đảm bảo sự an toàn của môi trường và tiếp tục giám sát đầy đủ trẻ khi đang chơi, vận động.
Cha mẹ luôn học và thực hành cử chỉ thể hiện sự trấn an nhẹ nhàng, bình tĩnh và nhất quán trong dạy dỗ con. Cha mẹ cần củng cố các hành vi tích cực sẽ giúp con bắt đầu phát triển sự tự tin, các thói quen lành mạnh và các kỹ năng xã hội.
Các kỹ năng tập đi vệ sinh vào trong bồn cầu thường nằm trong danh sách ưu tiên hàng đầu của cha mẹ dành cho trẻ 2 tuổi.
Cán bộ y tế không nên hỏi trẻ ở độ tuổi này những câu hỏi có thể được trả lời bằng “Không”. Trẻ thường có phản ứng tiêu cực là cách duy nhất để trẻ 2 tuổi duy trì sự kiểm soát đối với môi trường xung quanh. Đối với nhiều trẻ em, việc kiểm tra có thể được thực hiện tốt nhất trong khi ngồi lòng cha mẹ. Cán bộ y tế nên tạo ra câu hỏi lựa chọn bằng việc nhờ trẻ giúp đỡ (ví dụ: “Con muốn cô soi vào tai nào trước?”).
2.1.1 Các điểm cần lưu ý
- Theo dõi, giám sát quá trình tăng trưởng và tiêm phòng.
- Khuyến cáo về chăm sóc và tư vấn cách cho trẻ ăn, tham gia các hoạt động và đảm bảo an toàn.
- Thực hiện thăm khám hoàn chỉnh. Tìm dấu hiệu của bệnh cấp hoặc bệnh mạn tính.
2.1.2 Câu hỏi chung
- Người chăm sóc trẻ có bất kỳ mối quan tâm, câu hỏi hoặc vấn đề nào về con mình không?
- Nhận thấy những thay đổi nào ở trẻ, tính khí và hành vi?
- Đánh giá sự phát triển ngôn ngữ (cách trẻ giao tiếp và khuyến khích đọc)
- Đánh giá để phát hiện sớm các vấn để thính giác và thị giác
- Huấn luyện đi vệ sinh (kỹ thuật, vệ sinh cá nhân)
- Các biện pháp an toàn cho trẻ
- Hoàn cảnh sống, mối quan hệ trong gia đình.
Khai thác tiền sử
- Trẻ có phải chăm sóc đặc biệt hoặc cấp cứu nào kể từ lần khám trước?
- Anh chị em ruột hoặc bất kỳ ai trong gia đình, đã/mới mắc một bệnh hoặc đã qua đời không? Nếu câu trả lời là Có: Xác định xem ai trong gia đình đã hoặc đang mắc bệnh gì, đồng thời hỏi về tuổi khởi phát và chẩn đoán. Nếu người đó không còn sống, hãy hỏi tuổi vào lúc chết.
- Các yếu tố nguy cơ đối với sự phát triển của trẻ
- Sức khỏe răng miệng của trẻ(mọc răng và chảy nước dãi, vệ sinh răng miệng như thế nào)
2.1.3 Quan sát tương tác giữa cha mẹ và trẻ
- Cha mẹ và trẻ giao tiếp với nhau như thế nào?
- Giọng điệu của sự tương tác và cảm xúc được truyền tải là gì?
- Cha mẹ có dạy trẻ tên của một người hoặc đồ vật trong chuyến thăm khám không?
- Trẻ có thoải mái khám phá căn phòng không?
- Cha mẹ có tỏ ra tích cực khi nói về đứa trẻ không?
2.1.4 Khám tổng quát: Tham khảo Phần I, mục 2.1.3 Các bước thăm khám toàn thân
2.1.5 Kết luận và tư vấn
- Chế độ ăn cho ăn/dinh dưỡng
- Vệ sinh răng miệng và ngừa sâu răng
- Hoạt động thể chất, hành vi tĩnh tại và giấc ngủ
+ Hoạt động thể chất khác nhau trong ít nhất 180 phút/ngày
+ 11-14 giờ ngủ
- Hỗ trợ sự phát triển trẻ nhỏ
+ Khen ngợi trẻ vì hành vi và thành tích tốt.
+ Dành thời gian riêng cho trẻ, chơi, đọc sách, ôm hoặc bế trẻ, đi dạo, vẽ tranh, đi sở thú hoặc thư viện và cùng nhau giải câu đố.
+ Tập trung vào các hoạt động mà trẻ quan tâm và yêu thích.
+ Lắng nghe và tôn trọng trẻ.
+ Đánh giá cao bản chất khám phá của con bạn và tránh hạn chế quá mức việc khám phá của con bạn.
+ Hướng dẫn trẻ thông qua những trải nghiệm học tập thú vị.
+ Việc chơi đồ chơi giúp trẻ học cách giải quyết vấn đề, chẳng hạn như cách dựng đứng đồ chơi khi chúng bị đổ.
+ Cho trẻ cơ hội để khẳng định mình. Khuyến khích tự thể hiện như chơi nhạc, khiêu vũ và vẽ tranh.
+ Giúp trẻ thể hiện những cảm xúc như vui, giận, buồn, sợ hãi và thất vọng.
+ Thúc đẩy ý thức về năng lực và khả năng kiểm soát bằng cách mời trẻ đưa ra 2 lựa chọn được chấp nhận như nhau khi có thể. Ví dụ: cho phép trẻ chọn giữa 2 loại trái cây khi chọn đồ ăn nhẹ.
+ Cho phép trẻ quyết định lượng thức ăn lành mạnh. Đừng tiếp tục cho trẻ ăn nếu trẻ không quan tâm.
+ Điều quan trọng là cho trẻ biết bố mẹ trẻ muốn trẻ hành động hoặc phản ứng như thế nào. Điều này cũng quan trọng không kém so với việc sử dụng thời gian chờ để cho con bạn biết rằng con bạn đã chọn một phản ứng không phù hợp. Về lâu dài, sự củng cố tích cực đối với hành vi mong muốn sẽ hiệu quả hơn trong việc dạy trẻ em so với hậu quả tiêu cực đối với hành vi không mong muốn.
- Kỹ thuật tập đi vệ sinh: Tập đi vệ sinh là một phần của quá trình học tập phù hợp với sự phát triển.
+ Khuyến khích tập đi vệ sinh vào bồn cầu hoặc bô một mình
+ Hãy chắc chắn rằng trẻ có thể dễ dàng ngồi vào bô, mặc cho trẻ chiếc quần dễ cởi, thiết lập thói quen hàng ngày để ngồi bô vài giờ một lần, tạo ra một môi trường thoải mái bằng cách đọc hoặc hát các bài hát khi bé ngồi bô.
+ Lên kế hoạch đi vệ sinh thường xuyên khi đi cùng trẻ, ngay cả khi trẻ đi ngoài trong thời gian ngắn.
- Vệ sinh cá nhân:đây là thời điểm tốt để cha mẹ giúp trẻ hình thành thói quen vệ sinh cá nhân tốt, đặc biệt là rửa tay, tự làm mẫu cho trẻ. Các câu hỏi mẫu như:
+ Trẻ có rửa tay sau khi đi vệ sinh không? Trước khi ăn?
+ Giúp trẻ rửa tay sau khi thay tã hoặc đi vệ sinh và trước khi ăn. Đảm bảo rửa tay thường xuyên.
+ Làm sạch bô sau mỗi lần sử dụng.
+ Dạy trẻ lau mũi bằng khăn giấy và sau đó rửa tay.
+ Xà phòng và nước đủ để làm sạch đồ chơi của trẻ.
- Phòng chống thương tích, giới hạn sử dụng phương tiện truyền thông, hạn chế sử dụng TV và phương tiện kỹ thuật số không quá 1 giờ.
- Lên lịch hẹn thăm khám sức khỏe cho trẻ tiếp theo.
2.2. Tiêm chủng
- Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu (mũi 1), mũi 2 tiêm nhắc lại sau 4 năm.
- Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan A (mũi 1). Mũi 2 tiêm nhắc lại sau 6-12 tháng.
Phiếu khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 19 đến 23 tháng tuổi dành cho cán bộ y tế tuyến xã phường tại trạm y tế như thế nào?
Phiếu khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 19 đến 23 tháng tuổi được hướng dẫn tại Mục 3 Phần VI Chương II Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 19-23 tháng tuổi Ban hành kèm theo Quyết định 2796/QĐ-BYT năm 2023 như sau:
Tải về mẫu Phiếu khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 19 đến 23 tháng tuổi dành cho cán bộ y tế tuyến xã phường tại trạm y tế tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?