Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hợp tác xã là giả có bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã không?
- Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hợp tác xã là giả có bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã không?
- Khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã thì thành viên của hợp tác xã có được cất giấu tài sản không?
- Việc phân chia tài sản còn lại khi hợp tác xã giải thể thực hiện theo thứ tự như thế nào?
Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hợp tác xã là giả có bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã không?
Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hợp tác xã là giả có bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã không, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 103 Luật Hợp tác xã 2023 quy định:
Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là giả mạo;
b) Ngừng hoạt động trên 12 tháng mà không thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
c) Sau 12 tháng mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không gửi báo cáo về việc tuân thủ theo quy định của Luật này theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh;
d) Không đáp ứng điều kiện số lượng thành viên tối thiểu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong 12 tháng liên tục; không đáp ứng điều kiện số lượng thành viên tối đa là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật này trong 06 tháng liên tục;
đ) Không đáp ứng điều kiện vốn góp tối đa của thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật này trong 12 tháng liên tục;
e) Không tổ chức Đại hội thành viên thường niên trong 18 tháng liên tục kể từ thời điểm tổ chức Đại hội thành viên gần nhất, trừ trường hợp bất khả kháng;
g) Theo quyết định của Tòa án hoặc đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật có liên quan.
2. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
Theo đó, hợp tác xã sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã khi nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hợp tác xã là giả mạo.
Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hợp tác xã là giả có bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã không? (Hình từ Internet)
Khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã thì thành viên của hợp tác xã có được cất giấu tài sản không?
Khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã thì thành viên của hợp tác xã có được cất giấu tài sản không, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 100 Luật Hợp tác xã 2023 quy định:
Các hành vi bị cấm khi giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Kể từ khi có nghị quyết giải thể, quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc quyết định giải thể của Tòa án, người đại diện theo pháp luật, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên khác của Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), thành viên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bị cấm thực hiện các hành vi sau đây:
a) Cất giấu, tẩu tán tài sản;
b) Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
c) Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Ký kết hợp đồng mới, trừ trường hợp để thực hiện giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
đ) Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;
e) Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
g) Huy động vốn dưới mọi hình thức.
...
Theo đó, kể từ khi có quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã thì thành viên của hợp tác xã không được thực hiện hành vi cất giấu tài sản.
Trường hợp, thành viên cất giấu tài sản sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Việc phân chia tài sản còn lại khi hợp tác xã giải thể thực hiện theo thứ tự như thế nào?
Việc phân chia tài sản còn lại khi hợp tác xã giải thể thực hiên theo thứ tự như thế nào, căn cứ theo khoản 4 Điều 101 Luật Hợp tác xã 2023 quy định:
Xử lý tài sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giải thể
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi giải thể thực hiện thu hồi, xử lý quỹ chung không chia và tài sản chung không chia; thu hồi các tài sản khác; chuyển nhượng, thanh lý tài sản.
...
4. Việc phân chia tài sản còn lại khi giải thể thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Thanh toán chi phí giải thể bao gồm cả khoản chi cho việc thu hồi, định giá và thanh lý tài sản;
b) Thanh toán nợ lương, trợ cấp thôi việc, đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
c) Nợ thuế;
d) Khoản nợ khác.
5. Sau khi phân chia tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều này, phần còn lại được chia cho thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn theo tỷ lệ phần vốn góp.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, việc phân chia tài sản còn lại khi hợp tác xã giải thể cần phải thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:
+ Thanh toán chi phí giải thể bao gồm cả khoản chi cho việc thu hồi, định giá và thanh lý tài sản;
+ Thanh toán nợ lương, trợ cấp thôi việc, đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
+ Nợ thuế;
+ Khoản nợ khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?