Nội dung giám sát tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ do Bộ GTVT làm đại diện chủ sở hữu gồm những gì?
- Nội dung giám sát tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ do Bộ GTVT làm đại diện chủ sở hữu gồm những gì?
- Ai có trách nhiệm lập Báo cáo giám sát tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ?
- Bộ Giao thông vận tải thực hiện việc giám sát tài chính gián tiếp đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước thông qua phương thức nào?
Nội dung giám sát tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ do Bộ GTVT làm đại diện chủ sở hữu gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước do Bộ Giao thông vận tải làm đại diện chủ sở hữu ban hành kèm theo Quyết định 1247/QĐ-BGTVT năm 2020 quy định về nội dung giám sát như sau:
Nội dung giám sát
Nội dung giám sát tài chính đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước được hiện theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP bao gồm:
1. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ:
a. Giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
b. Giám sát việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, bao gồm: hoạt động đầu tư vốn, tài sản tại doanh nghiệp và hoạt động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp; tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động; tình hình quản lý tài sản, quản lý nợ, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu; tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
c. Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Kết quả hoạt động kinh doanh [Doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đại diện chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) ]; việc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.
d. Giám sát việc thực hiện kế hoạch thoái vốn nhà nước, thu hồi vốn nhà nước, thu lợi nhuận, cổ tức được chia từ doanh nghiệp.
...
Như vậy, nội dung giám sát tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ do Bộ Giao thông vận tải làm đại diện chủ sở hữu bao gồm:
(1) Giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
(2) Giám sát việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, bao gồm:
- Hoạt động đầu tư vốn, tài sản tại doanh nghiệp và hoạt động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp;
- Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động;
- Tình hình quản lý tài sản, quản lý nợ, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu;
- Tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
(3) Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
- Kết quả hoạt động kinh doanh;
- Việc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.
(4) Giám sát việc thực hiện kế hoạch thoái vốn nhà nước, thu hồi vốn nhà nước, thu lợi nhuận, cổ tức được chia từ doanh nghiệp.
Nội dung giám sát tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ do Bộ GTVT làm đại diện chủ sở hữu gồm những gì? (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm lập Báo cáo giám sát tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước do Bộ Giao thông vận tải làm đại diện chủ sở hữu ban hành kèm theo Quyết định 1247/QĐ-BGTVT năm 2020 quy định phương thức và chế độ báo cáo giám sát tài chính như sau:
Phương thức và chế độ báo cáo giám sát tài chính:
...
2. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ:
Định kỳ 06 tháng và hàng năm, Người đại diện phần vốn nhà nước lập Báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 33 Nghị định số 87/2015/ND-CP; Điều 8 Thông tư số 200/2015/TT-BTC và phần biểu mẫu báo cáo bao gồm mẫu số 02.A, 02.B, 02.C, 02.D, 02.Đ, 04.A, 04.B tại Thông tư số 200/2015/TT-BTC gửi về Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 07 hàng năm đối với báo cáo 6 tháng và trước ngày 30 tháng 04 năm tiếp theo đối với báo năm.
...
Như vậy, theo quy định, đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì người đại diện phần vốn nhà nước có trách nhiệm lập Báo cáo giám sát tài chính.
Đồng thời, gửi về Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 07 hàng năm đối với báo cáo 6 tháng và trước ngày 30 tháng 04 năm tiếp theo đối với báo năm.
Bộ Giao thông vận tải thực hiện việc giám sát tài chính gián tiếp đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước thông qua phương thức nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước do Bộ Giao thông vận tải làm đại diện chủ sở hữu ban hành kèm theo Quyết định 1247/QĐ-BGTVT năm 2020 quy định phương thức và chế độ báo cáo giám sát tài chính như sau:
Phương thức và chế độ báo cáo giám sát tài chính:
1. Bộ Giao thông vận tải thực hiện giám sát tài chính gián tiếp thông qua các báo cáo định kỳ, đột xuất hoặc theo yêu cầu do Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP.
2. Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ:
Định kỳ 06 tháng và hàng năm, Người đại diện phần vốn nhà nước lập Báo cáo giám sát tài chính theo các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 33 Nghị định số 87/2015/ND-CP; Điều 8 Thông tư số 200/2015/TT-BTC và phần biểu mẫu báo cáo bao gồm mẫu số 02.A, 02.B, 02.C, 02.D, 02.Đ, 04.A, 04.B tại Thông tư số 200/2015/TT-BTC gửi về Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 07 hàng năm đối với báo cáo 6 tháng và trước ngày 30 tháng 04 năm tiếp theo đối với báo năm.
...
Như vậy, theo quy định, Bộ Giao thông vận tải thực hiện việc giám sát tài chính gián tiếp đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước thông qua các báo cáo định kỳ, đột xuất hoặc theo yêu cầu do Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?