Nội dung dự toán xây dựng công trình có bao gồm chi phí quản lý dự án không? Chi phí quản lý dự án được xác định trên cơ sở nào?
Nội dung dự toán xây dựng công trình có bao gồm chi phí quản lý dự án không?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định về nội dung dự toán xây dựng công trình như sau:
Nội dung dự toán xây dựng công trình
1. Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính để xây dựng công trình được xác định theo thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
2. Nội dung dự toán xây dựng công trình gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng. Các khoản mục chi phí trên được quy định chi tiết tại các điểm b, c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 5 Nghị định này, trừ các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác tính chung cho cả dự án.
3. Đối với dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư xác định tổng dự toán để quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong trường hợp cần thiết. Tổng dự toán gồm các dự toán xây dựng công trình và chi phí tư vấn, chi phí khác, chi phí dự phòng tính chung cho cả dự án.
Theo quy định trên, chi phí quản lý dự án là một trong những nội dung dự toán xây dựng công trình.
Nội dung dự toán xây dựng công trình có bao gồm chi phí quản lý dự án không? Chi phí quản lý dự án được xác định trên cơ sở nào? (Hình từ internet)
Chi phí quản lý dự án trong dự toán xây dựng công trình được xác định dựa trên cơ sở nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 4 Thông tư 11/2021/TT-BXD quy định như sau:
Dự toán xây dựng công trình
...
4. Chi phí quản lý dự án trong dự toán xây dựng công trình được xác định theo quy định tại khoản 4 Điều 12 và Điều 30 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) đã tính toán trong tổng mức đầu tư xây dựng; hoặc bằng dự toán phù hợp với chi phí quản lý dự án trong tổng mức đầu tư được duyệt. Định mức chi phí quản lý dự án quy định tại Thông tư ban hành định mức xây dựng.
...
Theo quy định trên, chi phí quản lý dự án trong dự toán xây dựng công trình được xác định dựa trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) đã tính toán trong tổng mức đầu tư xây dựng; hoặc bằng dự toán phù hợp với chi phí quản lý dự án trong tổng mức đầu tư được duyệt.
Định mức chi phí quản lý dự án quy định tại Thông tư ban hành định mức xây dựng.
Chi phí quản lý dự án được sử dụng để tổ chức quản lý việc thực hiện và thực hiện những công việc nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 10/2021/NĐ-CP, chi phí quản lý dự án được sử dụng để tổ chức quản lý việc thực hiện và thực hiện các công việc sau:
- Tổ chức quản lý việc thực hiện các công việc: giám sát công tác khảo sát xây dựng; tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình hoặc lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình; công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư;
Lập, thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng; lập, thẩm tra thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và dự toán xây dựng;
Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, hợp đồng xây dựng; quản lý hệ thống thông tin công trình; thu thập và cung cấp thông tin dữ liệu phục vụ công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường của công trình; xác định định mức dự toán mới, điều chỉnh định mức dự toán cho công trình; xác định giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng công trình; kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình; kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, toàn bộ công trình và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo yêu cầu;
Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng; lập báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ, báo cáo đánh giá tác động môi trường, quan trắc và giám sát môi trường trong quá trình thi công xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình sau khi hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng;
Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; giám sát, đánh giá đầu tư; nghiệm thu, bàn giao công trình; khởi công, khánh thành (nếu có), tuyên truyền quảng cáo và tổ chức quản lý việc thực hiện các công việc cần thiết khác để phục vụ cho công tác quản lý dự án;
- Thực hiện các công việc: giám sát, đánh giá đầu tư; thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và thẩm định dự toán xây dựng; xác định dự toán gói thầu xây dựng (trong trường hợp đã có dự toán xây dựng công trình được phê duyệt) và thực hiện các công việc cần thiết khác thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?