Nội dung cơ bản liên quan đến xây dựng công lệnh tải trọng trên đường sắt quốc gia gồm có những nội dung nào?
Khi xây dựng công lệnh tải trọng trên đường sắt quốc gia cần phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 27/2018/TT-BGTVT quy định yêu cầu xây dựng công lệnh tải trọng trên đường sắt quốc gia như sau:
Yêu cầu xây dựng, cập nhật công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ
Ngoài các yêu cầu đối với công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ quy định tại Luật Đường sắt, khi xây dựng, cập nhật công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Bảo đảm an toàn công trình, an toàn giao thông vận tải đường sắt.
2. Bảo đảm tải trọng trục, tải trọng rải đều, tốc độ kỹ thuật cho phép của công trình đường sắt ổn định.
3. Hạn chế số lượng điểm biến đổi tốc độ trong một khu gian.
4. Chiều dài mỗi dải tốc độ trên tuyến phải bảo đảm không ngắn hơn 800 mét, trừ các điểm chạy chậm cố định.
5. Tải trọng trục, tải trọng rải đều cho mỗi loại đầu máy, toa xe và đoàn tàu quy định như sau:
a) Đối với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng phải đồng nhất trong một khu đoạn;
b) Đối với đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia phải đồng nhất trong suốt đoạn,
Đối chiếu quy định trên, như vậy, khi xây dựng công lệnh tải trọng trên đường sắt quốc gia cần phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:
- Bảo đảm an toàn công trình, an toàn giao thông vận tải đường sắt.
- Bảo đảm tải trọng trục, tải trọng rải đều, tốc độ kỹ thuật cho phép của công trình đường sắt ổn định.
- Hạn chế số lượng điểm biến đổi tốc độ trong một khu gian.
- Chiều dài mỗi dải tốc độ trên tuyến phải bảo đảm không ngắn hơn 800 mét, trừ các điểm chạy chậm cố định.
- Tải trọng trục, tải trọng rải đều cho mỗi loại đầu máy, toa xe và đoàn tàu quy định như sau:
+ Đối với đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng phải đồng nhất trong một khu đoạn;
+ Đối với đường sắt đô thị chạy chung với đường sắt quốc gia phải đồng nhất trong suốt đoạn.
Nội dung cơ bản liên quan đến xây dựng công lệnh tải trọng trên đường sắt quốc gia gồm có những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Nội dung cơ bản liên quan đến xây dựng công lệnh tải trọng trên đường sắt quốc gia gồm có những nội dung nào?
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 27/2018/TT-BGTVT quy định nội dung cơ bản của công lệnh tải trọng trên đường sắt đường sắt quốc gia như sau:
Nội dung cơ bản của công lệnh tải trọng
1. Nội dung cơ bản liên quan đến xây dựng công lệnh tải trọng:
a) Khổ đường sắt;
b) Tải trọng trục, tải trọng rải đều của phương tiện giao thông đường sắt khai thác trên từng đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt;
c) Tải trọng trục, tải trọng rải đều của đoàn tàu cứu viện, cứu hộ, máy móc thi công trên đường sắt;
d) Các thông tin khác liên quan đến phương tiện giao thông đường sắt khai thác trên từng đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt;
đ) Các tuyến nhánh có nối ray với tuyến đường sắt chính.
2. Tải trọng trục, tải trọng rải đều cho phép trên từng đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt.
3. Quy định về ghép đầu máy, máy thi công và các phương tiện giao thông đường sắt khác để chạy đơn, chạy ghép trên từng đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt.
4. Quy định các tải trọng đặc biệt của phương tiện giao thông đường sắt khác (nếu có).
5. Các thông tin khác liên quan đến phương tiện giao thông đường sắt, công trình đường sắt để hướng dẫn thực hiện công lệnh tải trọng.
6. Nội dung công lệnh tải trọng quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này phải được lập cho từng tuyến đường sắt, bao gồm cả các tuyến nhánh có nối ray với tuyến đường sắt chính.
7. Tải trọng thiết kế của các công trình phụ trợ phục vụ thi công công trình trên từng đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt phải tuân thủ công lệnh tải trọng đã được công bố.
Theo đó, công lệnh tải trọng trên đường sắt quốc gia gồm có những nội dung cơ bản sau đây:
Theo đó, nội dung cơ bản liên quan đến xây dựng công lệnh tải trọng trên đường sắt quốc gia gồm những nội dung sau đây:
- Khổ đường sắt;
- Tải trọng trục, tải trọng rải đều của phương tiện giao thông đường sắt khai thác trên từng đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt;
- Tải trọng trục, tải trọng rải đều của đoàn tàu cứu viện, cứu hộ, máy móc thi công trên đường sắt;
- Các thông tin khác liên quan đến phương tiện giao thông đường sắt khai thác trên từng đoạn, khu gian, khu đoạn, tuyến đường sắt;
- Các tuyến nhánh có nối ray với tuyến đường sắt chính.
Ai có quyền tổ chức thực hiện công lệnh tải trọng trên đường sắt quốc gia?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 27/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc xây dựng, công bố, cập nhật và tổ chức thực hiện công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ theo quy định.
2. Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt khác có liên quan và các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ đã công bố.
3. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc xây dựng, công bố, cập nhật và tổ chức thực hiện công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ theo quy định của Luật Đường sắt và Thông tư này.
4. Kiểm tra, giám sát phương án tổ chức thi công, biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường sắt tại các vị trí thi công trên tuyến đường sắt theo công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ đã công bố.
Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có quyền tổ chức thực hiện công lệnh tải trọng trên đường sắt quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?