Nội dung Chương trình xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật gồm những gì? Có bao nhiêu phương pháp để xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật?
Nội dung Chương trình xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật gồm những gì?
Có bao nhiêu phương pháp để xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật? (Hình từ Internet)
Theo Điều 8 Thông tư 16/2021/TT-BTNMT quy định như sau:
Phê duyệt Chương trình xây dựng định mức
1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Chương trình xây dựng định mức trước ngày 30 tháng 9 năm cuối kỳ kế hoạch.
2. Chương trình xây dựng định mức được phê duyệt gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Mục đích, yêu cầu;
b) Tên định mức (sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới); đơn vị thực hiện; thời gian ban hành;
c) Tổ chức thực hiện.
Theo đó, Chương trình xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật được phê duyệt gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
– Mục đích, yêu cầu;
– Tên định mức (sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới); đơn vị thực hiện; thời gian ban hành;
– Tổ chức thực hiện.
Chương trình xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật được điều chỉnh trong những trường hợp nào?
Theo Điều 9 Thông tư 16/2021/TT-BTNMT quy định như sau:
Điều chỉnh Chương trình xây dựng định mức
1. Các trường hợp điều chỉnh Chương trình xây dựng định mức:
a) Có thay đổi quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình công nghệ, chế độ chính sách mới đối với định mức thành phần hoặc bất cập trong quá trình thực hiện đối với các định mức đã được ban hành;
b) Theo yêu cầu của công tác quản lý nhà nước cần bổ sung định mức mới hoặc cắt giảm đối với định mức chưa cần thiết;
c) Các cơ quan quản lý nhà nước không thực hiện theo Chương trình xây dựng định mức trong trường hợp bất khả kháng.
2. Chương trình xây dựng định mức được điều chỉnh định kỳ vào năm thứ 3 (ba) kể từ khi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt; các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định.
a) Sau 02 (hai) năm thực hiện Chương trình xây dựng định mức, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rà soát Chương trình xây dựng định mức đã được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, gửi đề xuất sửa đổi, bổ sung về các đơn vị quản lý nhà nước theo lĩnh vực trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 7 để tổng hợp;
b) Quy trình điều chỉnh Chương trình xây dựng định mức thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
3. Trường hợp đặc biệt, việc điều chỉnh, bổ sung Chương trình xây dựng định mức ngoài thời điểm quy định tại khoản 2 Điều này, các tổ chức, cá nhân gửi đề xuất về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, quyết định việc điều chỉnh Chương trình xây dựng định mức.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì việc điều chỉnh Chương trình xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
– Có thay đổi quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình công nghệ, chế độ chính sách mới đối với định mức thành phần hoặc bất cập trong quá trình thực hiện đối với các định mức đã được ban hành;
– Theo yêu cầu của công tác quản lý nhà nước cần bổ sung định mức mới hoặc cắt giảm đối với định mức chưa cần thiết;
– Các cơ quan quản lý nhà nước không thực hiện theo Chương trình xây dựng định mức trong trường hợp bất khả kháng.
Bên cạnh đó, Chương trình xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật được điều chỉnh định kỳ vào năm thứ 03 kể từ khi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt; các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định.
– Sau 02 năm thực hiện Chương trình xây dựng định mức, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rà soát Chương trình xây dựng định mức đã được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, gửi đề xuất sửa đổi, bổ sung về các đơn vị quản lý nhà nước theo lĩnh vực trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 7 để tổng hợp;
– Quy trình điều chỉnh Chương trình xây dựng định mức thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư 16/2021/TT-BTNMT.
Có bao nhiêu phương pháp để xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật?
Theo Điều 22 Thông tư 16/2021/TT-BTNMT quy định như sau:
Phương pháp xây dựng định mức
Tùy theo tính chất công việc cụ thể, tùy theo loại sản phẩm cụ thể, năng lực chuyên môn của tổ chức, cá nhân xây dựng định mức mà quyết định đồng thời hoặc một trong các phương pháp xây dựng định mức như sau:
1. Phương pháp thống kê, tổng hợp: là phương pháp xây dựng định mức dựa vào các tài liệu thu thập (khảo sát, chụp ảnh, bấm giờ và các phương pháp khác tương tự) về hao phí thời gian lao động, hao phí vật liệu và thời gian sử dụng các loại dụng cụ, thiết bị thực tế để hoàn thành công việc, sản phẩm cần xây dựng mức.
2. Phương pháp so sánh: là phương pháp xây dựng định mức dựa vào các định mức của công việc, sản phẩm tương đồng đã thực hiện trong thực tế.
3. Phương pháp kinh nghiệm: là phương pháp xây dựng định mức dựa vào kinh nghiệm tích lũy được của cán bộ xây dựng định mức hoặc công nhân kỹ thuật đã thực hiện trong thực tế.
4. Phương pháp phân tích: là phương pháp xây dựng định mức dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn để phân tích từng nội dung công việc, các yếu tố tác động và hao phí cần thiết của từng công đoạn trong chu trình tạo ra sản phẩm (bao gồm: phân tích khảo sát, phân tích tính toán).
5. Phương pháp tiêu chuẩn: là căn cứ vào những tiêu chuẩn, quy định của nhà nước về thời gian lao động, chế độ nghỉ ngơi để xây dựng định mức lao động cho từng công việc.
Theo đó, căn cứ trên quy định thì tùy theo tính chất công việc cụ thể, tùy theo loại sản phẩm cụ thể, năng lực chuyên môn của tổ chức, cá nhân xây dựng định mức mà quyết định đồng thời hoặc một trong 05 phương pháp xây dựng định mức như sau:
– Phương pháp thống kê, tổng hợp: là phương pháp xây dựng định mức dựa vào các tài liệu thu thập (khảo sát, chụp ảnh, bấm giờ và các phương pháp khác tương tự) về hao phí thời gian lao động, hao phí vật liệu và thời gian sử dụng các loại dụng cụ, thiết bị thực tế để hoàn thành công việc, sản phẩm cần xây dựng mức.
– Phương pháp so sánh: là phương pháp xây dựng định mức dựa vào các định mức của công việc, sản phẩm tương đồng đã thực hiện trong thực tế.
– Phương pháp kinh nghiệm: là phương pháp xây dựng định mức dựa vào kinh nghiệm tích lũy được của cán bộ xây dựng định mức hoặc công nhân kỹ thuật đã thực hiện trong thực tế.
– Phương pháp phân tích: là phương pháp xây dựng định mức dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn để phân tích từng nội dung công việc, các yếu tố tác động và hao phí cần thiết của từng công đoạn trong chu trình tạo ra sản phẩm (bao gồm: phân tích khảo sát, phân tích tính toán).
– Phương pháp tiêu chuẩn: là căn cứ vào những tiêu chuẩn, quy định của nhà nước về thời gian lao động, chế độ nghỉ ngơi để xây dựng định mức lao động cho từng công việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?