Nợ và cam kết ngoại bảng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam gồm những gì? Nguyên tắc phân loại nợ và cam kết ngoại bảng được quy định thế nào?
- Nợ phải được phân loại của Ngân hàng Phát triển Việt Nam gồm những loại nào?
- Thời điểm phân loại nợ và cam kết ngoại bảng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quy định như thế nào?
- Phương pháp và nguyên tắc phân loại nợ và cam kết ngoại bảng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quy định như thế nào?
Nợ phải được phân loại của Ngân hàng Phát triển Việt Nam gồm những loại nào?
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 1 Thông tư 24/2013/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 04/2019/TT-NHNN) quy định những khoản nợ phải được phân loại của Ngân hàng Phát triển Việt Nam gồm:
- Cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước;
Cho vay tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo hợp đồng ký kết trước thời điểm Nghị định 32/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước có hiệu lực;
- Cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ;
- Ủy thác cho vay;
- Cho vay khác;
- Các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng.
- Các khoản bảo lãnh vay vốn ngân hàng thương mại (sau đây gọi tắt là các cam kết ngoại bảng) phải được phân loại theo Thông tư này để quản lý, giám sát chất lượng hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Thời điểm phân loại nợ và cam kết ngoại bảng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quy định như thế nào?
Tại Điều 6 Thông tư 24/2013/TT-NHNN quy định thời điểm phân loại nợ và cam kết ngoại bảng như sau:
- Ít nhất mỗi quý một lần, trong 15 ngày đầu tiên của tháng đầu tiên của mỗi quý, Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý trước theo quy định tại Thông tư này.
Riêng đối với quý cuối cùng của kỳ kế toán năm, trong 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng cuối cùng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của tháng thứ hai quý cuối cùng của kỳ kế toán.
- Ngoài thời điểm quy định tại khoản 1 Điều này, Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo quy định nội bộ.
Phương pháp và nguyên tắc phân loại nợ và cam kết ngoại bảng
Phương pháp và nguyên tắc phân loại nợ và cam kết ngoại bảng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được quy định như thế nào?
Điều 7 Thông tư 23/2014/TT-NHNN quy định phương pháp và nguyên tắc phân loại nợ và cam kết ngoại bảng như sau:
* Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo quy định tại Điều 8 Thông tư 23/2014/TT-NHNN, cụ thể:
(1) Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay) theo 05 nhóm như sau:
a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
(i) Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
(ii) Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi đã quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.
(iii) Nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 Điều này.
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu;
(iii) Nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
(iv) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
(v) Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
(iv) Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn trên 360 ngày;
(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn từ 30 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
(iv) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
(v) Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này.
(2) Nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn trong các trường hợp sau đây:
a) Đối với nợ quá hạn, Ngân hàng Phát triển Việt Nam phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
(i) Khách hàng đã trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn (kể cả lãi áp dụng đối với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu 03 tháng đối với nợ trung và dài hạn, 01 tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn;
(ii) Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ;
(iii) Ngân hàng Phát triển Việt Nam có đủ cơ sở thông tin, tài liệu đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.
b) Đối với nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, Ngân hàng Phát triển Việt Nam phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
(i) Khách hàng đã trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu 03 tháng đối với nợ trung và dài hạn, 01 tháng đối với nợ ngắn hạn kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn được cơ cấu lại;
(ii) Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ;
(iii) Ngân hàng Phát triển Việt Nam có đủ cơ sở thông tin, tài liệu để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn đã được cơ cấu lại.
(3) Nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra các biến động bất lợi trong môi trường, lĩnh vực kinh doanh tác động tiêu cực trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng (thiên tai, địch họa, chiến tranh, môi trường kinh tế).
b) Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn, dòng tiền, khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm liên tục hoặc có biến động lớn theo chiều hướng suy giảm qua 03 lần đánh giá, phân loại nợ liên tục;
c) Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin tài chính theo yêu cầu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.
(4) Phân loại cam kết ngoại bảng và khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng:
a) Phân loại cam kết ngoại bảng:
(i) Phân loại vào nhóm 1 nếu Ngân hàng Phát triển Việt Nam đánh giá khách hàng có khả năng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo cam kết.
(ii) Phân loại vào nhóm 2 trở lên nếu Ngân hàng Phát triển Việt Nam đánh giá khách hàng không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ theo cam kết.
b) Phân loại khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng:
(i) Ngày quá hạn được tính ngay từ ngày Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện nghĩa vụ theo cam kết.
(ii) Khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng được phân loại như sau:
- Phân loại vào nhóm 3 nếu quá hạn dưới 30 ngày;
- Phân loại vào nhóm 4 nếu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày;
- Phân loại vào nhóm 5 nếu quá hạn từ 90 ngày trở lên.
Trường hợp khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng phân loại vào nhóm có mức độ rủi ro thấp hơn nhóm mà cam kết ngoại bảng được trả thay đã phân loại theo quy định tại tiết (ii) điểm a khoản này thì phải chuyển vào nhóm mà cam kết ngoại bảng đó đã phân loại theo quy định tại tiết (ii) điểm a khoản này.
* Toàn bộ số dư nợ và giá trị các cam kết ngoại bảng của một khách hàng phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất mà một khoản nợ hoặc cam kết ngoại bảng của khách hàng đó đang được phân loại.
* Đối với khoản ủy thác cho vay mà bên nhận ủy thác chưa giải ngân theo hợp đồng ủy thác, Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải phân loại các khoản ủy thác này như là một khoản cho vay đối với bên nhận ủy thác.
Trên đây là một số quy định về phương pháp, nguyên tắc và thời điểm phân loại nợ và cam kết ngoại bảng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?