Nợ phải trả của hợp tác xã phát sinh từ đâu? Các khoản nợ phải trả của hợp tác xã được ghi tăng thu nhập trong trường hợp nào?
Nợ phải trả của hợp tác xã phát sinh từ đâu?
Nợ phải trả của hợp tác xã được quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 83/2015/TT-BTC như sau:
Quản lý nợ phải trả
1. Nợ phải trả phát sinh do đi vay hoặc phát sinh trong quá trình mua bán vật tư, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải được phân loại theo đối tượng nợ và tính chất nợ, bao gồm: Phải trả các tổ chức tín dụng, phải trả người bán, phải nộp Nhà nước, phải trả thành viên, hợp tác xã thành viên, người lao động và các khoản phải trả, phải nộp khác.
2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải mở sổ chi tiết, đầy đủ các khoản nợ phải trả theo từng chủ nợ, nội dung khoản vay, thời hạn vay và từng lần thanh toán.
3. Thanh toán các khoản nợ phải trả theo đúng thời hạn đã cam kết. Thường xuyên xem xét, đánh giá, phân tích khả năng thanh toán nợ, phát hiện sớm tình hình khó khăn trong thanh toán nợ để có giải pháp khắc phục kịp thời không để phát sinh các khoản nợ quá hạn. Các khoản nợ phải trả mà không phải trả, không có đối tượng để trả thì hạch toán vào thu nhập.
Như vậy, theo quy định, nợ phải trả của hợp tác xã phát sinh do đi vay hoặc phát sinh trong quá trình mua bán vật tư, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải được phân loại theo đối tượng nợ và tính chất nợ, bao gồm:
- Phải trả các tổ chức tín dụng;
- Phải trả người bán;
- Phải nộp Nhà nước;
- Phải trả thành viên;
- Phải trả người lao động;
- Các khoản phải trả, phải nộp khác.
Nợ phải trả của hợp tác xã phát sinh từ đâu? (Hình từ Internet)
Các khoản nợ phải trả của hợp tác xã được ghi tăng thu nhập trong trường hợp nào?
Việc ghi tăng thu nhập đối với khoản nợ phải trả của hợp tác xã được quy định tại khoản 3 Điều 19 Thông tư 83/2015/TT-BTC như sau:
Quản lý doanh thu và thu nhập khác
...
3. Thu nhập khác gồm các khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu tiền bảo hiểm được bồi thường, các khoản nợ phải trả nay không có chủ nợ được ghi tăng thu nhập; thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng, giá trị tài sản trí tuệ, bản quyền được bên nhận vốn góp chấp nhận, được ghi nhận là thu nhập khác của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
4. Tất cả các khoản doanh thu phải được tính bằng tiền. Trường hợp thu bằng hàng hóa, dịch vụ, đổi hàng thì phải tính thành tiền tại thời điểm thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán để hạch toán vào doanh thu.
5. Toàn bộ doanh thu phát sinh trong kỳ phải có các hóa đơn, chứng từ và phải phản ánh đầy đủ kịp thời vào sổ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.
6. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải theo dõi và hạch toán riêng những khoản doanh thu được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
...
Như vậy, theo quy định, đối với các khoản nợ phải trả của hợp tác xã mà nay không có chủ nợ nữa thì được ghi tăng thu nhập.
Các khoản nợ phải thu trong hợp tác xã gồm những khoản nào?
Các khoản nợ phải thu trong hợp tác xã được quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 83/2015/TT-BTC như sau:
Quản lý nợ phải thu
1. Các khoản nợ phải thu trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gồm:
a) Phải thu của thành viên, hợp tác xã thành viên: Là giá trị những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bán, cung cấp cho thành viên, hợp tác xã thành viên, nhưng chưa được thanh toán.
b) Phải thu của khách hàng: Là giá trị những sản phẩm, dịch vụ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bán, cung cấp cho khách hàng, nhưng chưa được thanh toán.
c) Phải thu trong hoạt động tín dụng nội bộ: Là khoản cho vay nội bộ trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (cả gốc và lãi).
d) Phải thu khác theo quy định của pháp luật.
2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải mở sổ theo dõi chi tiết theo từng đối tượng nợ, theo nội dung nợ và từng lần thanh toán; thường xuyên phân loại các khoản nợ (nợ luân chuyển, nợ phải thu khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi), đôn đốc thu hồi nợ. Đối với các khoản nợ phải thu bằng hiện vật, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cần phải theo dõi cả về hiện vật và giá trị để bảo toàn vốn khi giá cả có biến động.
Đối với khoản nợ phải thu của khách hàng có quan hệ giao dịch thường xuyên, định kỳ phải kiểm tra đối chiếu số phải thu, số đã thu, số còn lại và xác nhận nợ với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bằng văn bản.
...
Như vậy, theo quy định, các khoản nợ phải thu trong hợp tác xã bao gồm:
- Phải thu của thành viên: Là giá trị những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bán, cung cấp cho thành viên nhưng chưa được thanh toán.
- Phải thu của khách hàng: Là giá trị những sản phẩm, dịch vụ hợp tác xã bán, cung cấp cho khách hàng, nhưng chưa được thanh toán.
- Phải thu trong hoạt động tín dụng nội bộ: Là khoản cho vay nội bộ trong hợp tác xã (cả gốc và lãi).
- Phải thu khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?