Nợ phải thu khó đòi của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ là các khoản nợ nào?
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ là những công ty gì?
- Nợ phải thu khó đòi của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ là các khoản nợ nào?
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ có được bán các khoản nợ phải thu khó đòi không?
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ là những công ty gì?
Căn cứ vào Điều 2 Nghị định 206/2013/NĐ-CP quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng áp dụng Nghị định này gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ quản lý ngành), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thành lập, bao gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế; công ty mẹ của tổng công ty nhà nước; công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập.
b) Người đại diện theo ủy quyền tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
c) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý và xử lý nợ của doanh nghiệp.
2. Các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động trong những lĩnh vực có đặc thù về tài chính thì thực hiện theo quy định của pháp luật áp dụng đối với lĩnh vực có đặc thù này.
Như vậy, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập, bao gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế; công ty mẹ của tổng công ty nhà nước; công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập.
Nợ phải thu khó đòi (Hình từ Internet)
Nợ phải thu khó đòi của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ là các khoản nợ nào?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 3 Nghị định 206/2013/NĐ-CP quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Doanh nghiệp” là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
...
3. “Nợ phải thu khó đòi” là các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán trên 06 tháng (tính theo thời hạn trả nợ ban đầu, không kể thời gian gia hạn trả nợ), doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp xử lý như đối chiếu xác nhận, đôn đốc thanh toán nhưng doanh nghiệp vẫn chưa thu hồi được; hoặc là các khoản nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ là tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản, đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.
...
Như vậy, các khoản nợ phải thu khó đòi của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ là các khoản nợ sau đây:
- Nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán trên 06 tháng (tính theo thời hạn trả nợ ban đầu, không kể thời gian gia hạn trả nợ), doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp xử lý như đối chiếu xác nhận, đôn đốc thanh toán nhưng doanh nghiệp vẫn chưa thu hồi được;
- Các khoản nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ là tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản, đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ có được bán các khoản nợ phải thu khó đòi không?
Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 206/2013/NĐ-CP quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:
Quyền hạn của doanh nghiệp trong việc quản lý nợ phải thu
1. Doanh nghiệp được quyền bán các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán, nợ phải thu khó đòi, nợ phải thu không đòi được để thu hồi vốn trên nguyên tắc trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định. Doanh nghiệp chỉ được bán nợ cho các tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh mua bán nợ, không được bán nợ trực tiếp cho khách nợ.
2. Trên cơ sở tham khảo giá của tổ chức định giá, giá thị trường (nếu có), giá bán các khoản nợ do các bên tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm về quyết định bán khoản nợ phải thu. Trường hợp bán nợ mà dẫn tới doanh nghiệp bị lỗ, mất vốn, hoặc mất khả năng thanh toán, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp phải giải thể, phá sản thì Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên (Chủ tịch công ty), Tổng Giám đốc (Giám đốc) và người có liên quan trực tiếp đến việc phát sinh khoản nợ khó đòi phải bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật và Điều lệ của doanh nghiệp.
3. Chủ sở hữu căn cứ quy mô, ngành nghề kinh doanh, tính chất, giá trị các khoản nợ của doanh nghiệp để phân cấp cho Hội đồng thành viên (Chủ tịch Công ty) quyết định và các trường hợp doanh nghiệp phải báo cáo Chủ sở hữu quyết định đối với các khoản nợ mà giá bán nợ thấp hơn giá trị trên sổ kế toán. Mức phân cấp này được quy định cụ thể trong Quy chế quản lý tài chính và Quy chế quản lý nợ của doanh nghiệp.
4. Doanh nghiệp phải lập phương án bán nợ (trong đó có phương án sản xuất kinh doanh đối với khoản thu được khi bán nợ), so sánh với việc không bán khoản nợ để quyết định hoặc trình chủ sở hữu xem xét, phê duyệt trước khi thực hiện bán các khoản nợ phải thu theo quy định tại Khoản 3 Điều này (chênh lệch giảm giữa giá trị khoản nợ theo sổ kế toán với giá bán được bù đắp bằng nguồn dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi). Doanh nghiệp có trách nhiệm tiếp tục bù đắp tổn thất (nếu có) bằng hoạt động sản xuất kinh doanh, không để thất thoát vốn của Nhà nước đã đầu tư; nếu không thực hiện, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và Ban lãnh đạo doanh nghiệp liên đới chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu và trước pháp luật.
5. Các quyền khác của doanh nghiệp, như: Quyền khiếu nại, khởi kiện khi không thu hồi được nợ, quyền ủy quyền, thuê đòi nợ thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ được quyền bán các khoản nợ phải thu khó đòi để thu hồi vốn trên nguyên tắc trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định.
Tuy nhiên doanh nghiệp chỉ được bán nợ cho các tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh mua bán nợ, không được bán nợ trực tiếp cho khách nợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?