Nợ có khả năng mất vốn là gì? Nợ có khả năng mất vốn được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn khi đáp ứng điều kiện nào?

Nợ có khả năng mất vốn là gì? Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nợ có khả năng mất vốn là bao nhiêu %? Nợ có khả năng mất vốn được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn khi đáp ứng điều kiện nào? Câu hỏi của anh X từ Vũng Tàu.

Nợ có khả năng mất vốn là gì?

Tùy thuộc vào phương pháp phân loại nợ mà nợ có khả năng mất vốn được giải thích khác nhau, cụ thể tại Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN và Điều 11 Thông tư 11/2021/TT-NHNN có giải thích về nợ có khả năng mất vốn như sau:

- Trường hợp phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định lượng:

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

(1) Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

(2) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

(3) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

(4) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

(5) Khoản nợ quy định tại điểm c (4) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(6) Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra trên 60 ngày mà chưa thu hồi được;

(7) Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(8) Khoản nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang bị phong tỏa vốn và tài sản;

(9) Khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này;

(10) Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.

- Trường hợp phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định tính

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

(1) Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không còn khả năng thu hồi, có khả năng mất vốn.

(2) Các cam kết ngoại bảng mà khách hàng không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết.

(3) Nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.

Nợ có khả năng mất vốn là gì? Nợ có khả năng mất vốn được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn khi đáp ứng điều kiện nào?

Nợ có khả năng mất vốn là gì? Nợ có khả năng mất vốn được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn khi đáp ứng điều kiện nào? (hình từ internet)

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nợ có khả năng mất vốn là bao nhiêu %?

Mức trích lập dự phòng cụ thể được quy định tại Điều 12 Thông tư 11/2021/TT-NHNN như sau:

Mức trích lập dự phòng cụ thể
...
2. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như sau:
a) Nhóm 1: 0%;
b) Nhóm 2: 5%;
c) Nhóm 3: 20%;
d) Nhóm 4: 50%;
đ) Nhóm 5: 100%.
...

Theo đó, tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nhóm nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) là 100%.

Nợ có khả năng mất vốn được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn khi đáp ứng điều kiện gì?

Nợ có khả năng mất vốn được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.

Cụ thể khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn trong các trường hợp sau đây:

Trường hợp 01: Đối với khoản nợ quá hạn, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

(1) Khách hàng đã trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn (kể cả lãi áp dụng đối với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu 03 (ba) tháng đối với nợ trung hạn, dài hạn, 01 (một) tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn;

(2) Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ;

(3) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đủ cơ sở thông tin, tài liệu đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.

Trường hợp 02: Đối với nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

(1) Khách hàng đã trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu 03 (ba) tháng đối với nợ trung hạn, dài hạn, 01 (một) tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn được cơ cấu lại;

(2) Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ;

(3) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đủ cơ sở thông tin, tài liệu để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn đã được cơ cấu lại.

Lưu ý: Quy định phân loại nợ vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn tại Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN chỉ áp dụng cho nợ có khả năng mất vốn theo phương pháp định lượng.

Nợ xấu
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nợ có khả năng mất vốn là gì? Nợ có khả năng mất vốn được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn khi đáp ứng điều kiện nào?
Pháp luật
Nợ xấu ngân hàng là gì? Theo quy định pháp luật thì nhóm nợ nào sẽ được xem là nợ xấu ngân hàng?
Pháp luật
Cách kiểm tra nợ xấu trên điện thoại chi tiết và chính xác nhất 2024? Nợ xấu thì có xóa được không?
Pháp luật
Hướng dẫn cách kiểm tra nợ xấu CIC online chi tiết, nhanh nhất 2024? Kiểm tra nợ xấu CIC qua website, điện thoại ra sao?
Pháp luật
Nợ xấu CIC bao lâu được xoá? Khách hàng vay cần làm gì để xoá lịch sử nợ xấu CIC theo quy định mới?
Pháp luật
Thế nào là nợ xấu? Bị vướng nợ xấu thì bao giờ được xóa lịch sử nợ xấu và có được vay tiền tại ngân hàng không?
Pháp luật
Hướng dẫn cách kiểm tra nợ xấu cá nhân online bằng CMND/CCCD nhanh nhất? Nợ xấu có được xóa không?
Pháp luật
Nợ xấu có mua nhà trả góp được không? Phát sinh nợ xấu có ảnh hưởng thế nào và những lưu ý để phòng tránh nợ xấu?
Pháp luật
Doanh nghiệp đang có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng có được hỗ trợ vay vốn do Covid-19 không? Điều kiện để doanh nghiệp có thể vay vốn trả lương cho người lao động?
Pháp luật
Cách tra cứu nợ xấu online đơn giản, chính xác nhất năm 2022? Hướng dẫn các cách thường dùng để xóa nợ xấu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nợ xấu
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
384 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nợ xấu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào