Niên hạn sử dụng của khách sạn nổi nội địa và nhập khẩu có khác nhau không và được pháp luật quy định như thế nào?
- Khách sạn nổi có được xem là phương tiện thủy nội địa không?
- Niên hạn sử dụng của khách sạn nổi nội địa và nhập khẩu có khác nhau không và được pháp luật quy định như thế nào?
- Thời điểm tính niên hạn sử dụng của khách sạn nổi là từ khi nào?
- Năm đóng của khách sạn nổi được pháp luật quy định như thế nào?
Khách sạn nổi có được xem là phương tiện thủy nội địa không?
Phương tiện thuỷ nội địa (sau đây gọi là phương tiện) là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa theo khoản 7 Điều 3 Luật Giao thông đường thuỷ nội địa 2004.
Theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 111/2014/NĐ-CP giải thích khách sạn nổi là phương tiện thủy nội địa chở khách lưu trú du lịch có buồng ngủ, có đăng ký kinh doanh khách sạn, được neo tại một địa điểm trên đường thủy nội địa và có thể di chuyển từ địa điểm neo này tới địa điểm neo khác khi cần thiết.
Theo điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định 111/2014/NĐ-CP quy định:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Về niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa: Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc quản lý, khai thác sử dụng phương tiện thủy nội địa hoạt động tại Việt Nam, bao gồm các loại phương tiện sau đây:
a) Tàu chở hàng nguy hiểm, chở dầu, chở xô khí hóa lỏng;
b) Tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, khách sạn nổi, nhà hàng nổi;
c) Tàu khách không phải là tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, khách sạn nổi, nhà hàng nổi, tàu cao tốc, tàu đệm khí;
d) Tàu cao tốc chở khách;
đ) Tàu đệm khí.
..."
Như vậy, khách sạn nổi là phương tiện thủy nội địa theo quy định nêu trên.
Khách sạn nổi (Hình từ Internet)
Niên hạn sử dụng của khách sạn nổi nội địa và nhập khẩu có khác nhau không và được pháp luật quy định như thế nào?
Niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa là thời gian tối đa được tính theo năm mà phương tiện thủy nội địa được phép hoạt động theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 111/2014/NĐ-CP giải thích.
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 111/2014/NĐ-CP về niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa như sau:
"Điều 4. Niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa
Theo đó, niên hạn sử dụng của khách sạn nổi có vỏ kim loại, chất dẻo cốt sợi thủy tinh, xi măng lưới thép, bê tông cốt thép là không quá 35 năm, vỏ gỗ là không quá 20 năm.
Niên hạn sử dụng của phương tiện thủy được phép nhập khẩu là thời gian tối đa được tính theo năm mà phương tiện thủy đã hoạt động được phép nhập khẩu về Việt Nam, sau đây gọi chung là tuổi của phương tiện thủy được phép nhập khẩu (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 111/2014/NĐ-CP).
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 111/2014/NĐ-CP về tuổi của phương tiện thủy được phép nhập khẩu như sau:
"Điều 5. Tuổi của phương tiện thủy được phép nhập khẩu
1. Tuổi của phương tiện thủy được phép nhập khẩu đối với tàu khách và tàu chở người không quá 10 năm, đối với các phương tiện thủy khác không quá 15 năm.
2. Không được phép nhập khẩu tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi vỏ gỗ và các phương tiện thủy không đủ căn cứ xác định được năm đóng phương tiện.
3. Trong một số trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định tuổi của phương tiện thủy được phép nhập khẩu theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải."
Theo đó, tuổi của khách sạn nổi được phép nhập khẩu không quá 15 năm.
Thời điểm tính niên hạn sử dụng của khách sạn nổi là từ khi nào?
Căn cứ quy định tại Điều 6 Nghị định 111/2014/NĐ-CP về thời điểm tính niên hạn sử dụng như sau:
"Điều 6. Thời điểm tính niên hạn sử dụng
1. Niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa được tính từ năm đóng phương tiện. Việc xác định năm đóng phương tiện được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
2. Tuổi của phương tiện thủy được phép nhập khẩu được tính từ năm đóng phương tiện cho đến năm đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu phương tiện tại Việt Nam."
Theo đó, niên hạn sử dụng của khách sạn nổi nội địa được tính từ năm đóng. Việc xác định năm đóng khách sạn nổi được thực hiện theo quy định dưới đây.
Tuổi của khách sạn nổi được phép nhập khẩu được tính từ năm đóng khách sạn nổi cho đến năm đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu khách sạn nổi tại Việt Nam.
Năm đóng của khách sạn nổi được pháp luật quy định như thế nào?
Năm đóng phương tiện được quy định tại Điều 7 Nghị định 111/2014/NĐ-CP như sau:
"Điều 7. Năm đóng phương tiện
1. Đối với phương tiện thủy nội địa được đóng trong nước, năm đóng phương tiện được xác định là năm phương tiện được cấp hồ sơ đăng kiểm sau khi kết thúc đóng mới.
2. Đối với phương tiện thủy nhập khẩu, năm đóng phương tiện được xác định là năm phương tiện được đóng và được ghi trong hồ sơ đăng kiểm hoặc hồ sơ do cơ quan quản lý của quốc gia mà phương tiện được đóng đã cấp cho phương tiện thủy đó."
Như vậy, đối với khách sạn nổi nội địa được đóng trong nước, năm đóng được xác định là năm phương tiện được cấp hồ sơ đăng kiểm sau khi kết thúc đóng mới.
Đối với khách sạn nổi nhập khẩu, năm đóng là năm phương tiện được đóng và được ghi trong hồ sơ đăng kiểm hoặc hồ sơ do cơ quan quản lý của quốc gia mà khách sạn nổi được đóng đã cấp cho khách sạn nổi đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?