Những vấn đề chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân được lựa chọn dựa trên những tiêu chí như thế nào?
Những vấn đề chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân được lựa chọn dựa trên những tiêu chí như thế nào?
Theo Điều 8 Nghị quyết 594/NQ-UBTVQH15 năm 2022 thì sẽ căn cứ vào chương trình kỳ họp, ý kiến, kiến nghị của cử tri, vấn đề xã hội quan tâm và phiếu chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân dự kiến lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn theo các tiêu chí sau đây để đề nghị Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định:
- Vấn đề bức xúc, nổi lên trong đời sống kinh tế - xã hội của địa phương, được nhiều đại biểu Hội đồng nhân dân, cử tri quan tâm;
- Vấn đề có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tội phạm, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cử tri và các quy định khác của pháp luật;
- Vấn đề đã được người bị chất vấn trả lời trực tiếp tại kỳ họp Hội đồng nhân dân hoặc trả lời bằng văn bản nhưng đại biểu Hội đồng nhân dân không đồng ý với nội dung trả lời;
- Vấn đề khác nhằm nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước hoặc qua khảo sát, giám sát phát hiện hạn chế, bất cập cần được chất vấn để làm rõ và đưa ra những yêu cầu, giải pháp để kịp thời khắc phục.
Chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân (Hình từ Internet)
Có được trả lời chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân bằng văn bản hay không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 60 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định về việc chất vấn và xem xét trả lời chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân như sau:
Chất vấn và xem xét trả lời chất vấn tại kỳ họp Hội đồng nhân dân
...
4. Hội đồng nhân dân cho trả lời chất vấn bằng văn bản trong các trường hợp sau đây:
a) Chất vấn không thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp;
b) Vấn đề chất vấn cần được điều tra, xác minh;
c) Chất vấn thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp nhưng chưa được trả lời tại kỳ họp.
Người bị chất vấn phải trực tiếp trả lời bằng văn bản. Văn bản trả lời chất vấn được gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân đã chất vấn, Thường trực Hội đồng nhân dân trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày chất vấn.
Sau khi nhận được văn bản trả lời chất vấn, nếu đại biểu Hội đồng nhân dân không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền đề nghị Hội đồng nhân dân đưa ra thảo luận tại kỳ họp Hội đồng nhân dân hoặc kiến nghị Hội đồng nhân dân xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn.
Theo đó, Hội đồng nhân dân vẫn có thể cho trả lời chất vấn bằng văn bản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Chất vấn không thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp;
- Vấn đề chất vấn cần được điều tra, xác minh;
- Chất vấn thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp nhưng chưa được trả lời tại kỳ họp.
Lưu ý: Nếu trả lời chất vấn bằng văn bản thì văn bản trả lời phải được gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân đã chất vấn, Thường trực Hội đồng nhân dân trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày chất vấn.
Chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân được quyết định theo trình tự như thế nào?
Tại Điều 58 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định như sau:
Chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân
1. Thường trực Hội đồng nhân dân dự kiến chương trình giám sát hằng năm của Hội đồng nhân dân trên cơ sở đề nghị của các Ban của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và kiến nghị của cử tri ở địa phương trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định tại kỳ họp giữa năm của năm trước.
Chậm nhất là ngày 01 tháng 3 của năm trước, các Ban của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và cử tri ở địa phương gửi đề nghị, kiến nghị giám sát của Hội đồng nhân dân đến Thường trực Hội đồng nhân dân. Đề nghị, kiến nghị giám sát phải nêu rõ sự cần thiết, nội dung, phạm vi, đối tượng giám sát.
Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, bộ phận giúp việc Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã tập hợp, tổng hợp đề nghị, kiến nghị giám sát và báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân. Thường trực Hội đồng nhân dân thảo luận và lập dự kiến chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân để trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp giữa năm của Hội đồng nhân dân.
2. Hội đồng nhân dân quyết định chương trình giám sát hằng năm theo trình tự sau đây:
a) Thường trực Hội đồng nhân dân trình bày tờ trình về dự kiến chương trình giám sát;
b) Hội đồng nhân dân thảo luận;
c) Hội đồng nhân dân biểu quyết thông qua chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân.
3. Thường trực Hội đồng nhân dân ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân, trừ trường hợp quy định tại Điều 62 của Luật này.
4. Thường trực Hội đồng nhân dân báo cáo kết quả thực hiện chương trình giám sát hằng năm của Hội đồng nhân dân tại kỳ họp giữa năm sau của Hội đồng nhân dân.
Như vậy, Hội đồng nhân dân sẽ quyết định chương trình giám sát hằng năm theo trình tự sau đây:
- Thường trực Hội đồng nhân dân trình bày tờ trình về dự kiến chương trình giám sát;
- Hội đồng nhân dân thảo luận;
- Hội đồng nhân dân biểu quyết thông qua chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?