Những trường hợp nào thực hiện hợp đồng giao dịch tại văn phòng công chứng yêu cầu phải có người làm chứng?
Những trường hợp nào thực hiện hợp đồng giao dịch tại văn phòng công chứng yêu cầu phải có người làm chứng?
Theo khoản 2 Điều 47 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch
...
2. Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng.
Người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng.
Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu người yêu cầu công chứng không mời được thì công chứng viên chỉ định.
...
Theo quy định nêu trên thì trong những trường hợp sau đây thì việc thực hiện hợp đồng giao dịch tại văn phòng công chứng phải có người làm chứng, cụ thể:
- Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định
Người làm chứng được phải có đủ điều kiện sau:
+ Người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng.
+ Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu người yêu cầu công chứng không mời được thì công chứng viên chỉ định.
Ngoài ra, theo Công văn 935/BTTP-CC năm 2017 hướng dẫn việc thực hiện khoản 2 Điều 47 Luật Công chứng 2014 như sau:
Thời gian vừa qua, Bộ Tư pháp nhận được phản ánh vướng mắc và đề nghị hướng dẫn của một số địa phương liên quan đến việc thực hiện khoản 2 Điều 47 Luật công chứng quy định: “Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng”.
Về vấn đề này, Bộ Tư pháp có ý kiến như sau:
Quy định tại khoản 2 Điều 47 nêu trên được hiểu là: Chỉ cần một trong các điều kiện hoặc không đọc được hoặc không nghe được hoặc không ký và không điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng.
Cục Bổ trợ tư pháp đề nghị Sở Tư pháp các tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện./.
Theo đó, có thể hiểu là người yêu cầu công chứng chỉ cần có một trong các điều kiện sau đây thì thì việc công chứng hợp đồng giao dịch phải có người làm chứng:
- Không đọc được,
- Không nghe được,
- Không ký, điểm chỉ được,
- Trong những trường hợp khác do pháp luật quy định.
Trường hợp thực hiện hợp đồng giao dịch tại văn phòng công chứng yêu cầu phải có người làm chứng (Hình từ Internet)
Người yêu cầu thực hiện công chứng hợp đồng giao dịch phải đảm bảo các điều kiện gì?
Theo khoản 1 Điều 47 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch
1. Người yêu cầu công chứng là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự.
Trường hợp người yêu cầu công chứng là tổ chức thì việc yêu cầu công chứng được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức đó.
Người yêu cầu công chứng phải xuất trình đủ giấy tờ cần thiết liên quan đến việc công chứng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đó.
...
Theo đó, người yêu cầu thực hiện công chứng hợp đồng giao dịch phải đảm bảo các điều kiện:
- Người yêu cầu công chứng là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự.
Trường hợp người yêu cầu công chứng là tổ chức thì việc yêu cầu công chứng được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức đó.
- Người yêu cầu công chứng phải xuất trình đủ giấy tờ cần thiết liên quan đến việc công chứng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đó.
Người yêu cầu công chứng có được đề nghị thực hiện đồng thời việc ký và điểm chỉ hay không?
Theo điểm b khoản 3 Điều 48 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng
...
3. Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp sau đây:
a) Công chứng di chúc;
b) Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng;
c) Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.
Theo quy định nêu trên thì nếu người yêu cầu công chứng có đề nghị thì việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong hợp đồng giao dịch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?