Những thủ tục hành chính nào trong lĩnh vực y dược cổ truyền được áp dụng cơ chế một cửa quốc gia?
- Những thủ tục hành chính nào trong lĩnh vực y dược cổ truyền được áp dụng cơ chế một cửa quốc gia?
- Những cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực lĩnh vực y dược cổ truyền?
- Cá nhân tham gia cơ chế một cửa quốc gia đối với các thủ tục hành chính trong lĩnh vực lĩnh vực y dược cổ truyền có trách nhiệm gì?
Những thủ tục hành chính nào trong lĩnh vực y dược cổ truyền được áp dụng cơ chế một cửa quốc gia?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Quyết định 5777/QĐ-BYT năm 2021 quy định như sau:
Áp dụng cơ chế một cửa quốc gia đối với 04 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực y dược cổ truyền
1. Tên các thủ tục hành chính:
- Cấp Giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền nhập khẩu miễn thử lâm sàng hoặc miễn một số giai đoạn thử thuốc trên lâm sàng.
- Đề nghị tái xuất thuốc cổ truyền bị thu hồi.
- Cho phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc có hạn dùng còn lại tại thời điểm thông quan ngắn hơn quy định.
- Cấp phép xuất khẩu dược liệu thuộc danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát.
2. Kết quả thủ tục hành chính: Kết quả của các thủ tục hành chính nêu tại khoản 1 điều này là các bản giấy phép hoặc giấy chứng nhận điện tử có chữ ký số hợp pháp của người có thẩm quyền và chữ ký số của cơ quan, tổ chức theo quy định hiện hành.
Như vậy, những thủ tục hành chính trong lĩnh vực y dược cổ truyền được áp dụng cơ chế một cửa quốc gia bao gồm:
(1) Cấp Giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền nhập khẩu miễn thử lâm sàng hoặc miễn một số giai đoạn thử thuốc trên lâm sàng.
(2) Đề nghị tái xuất thuốc cổ truyền bị thu hồi.
(3) Cho phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc có hạn dùng còn lại tại thời điểm thông quan ngắn hơn quy định.
(4) Cấp phép xuất khẩu dược liệu thuộc danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát.
Những thủ tục hành chính nào trong lĩnh vực y dược cổ truyền được áp dụng cơ chế một cửa quốc gia? (Hình từ Internet)
Những cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực lĩnh vực y dược cổ truyền?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Quyết định 5777/QĐ-BYT năm 2021 quy định về địa điểm, cơ quan thực hiện, đối tượng tham gia như sau:
Địa điểm, cơ quan thực hiện, đối tượng tham gia
1. Địa điểm thực hiện: Trên toàn quốc.
2. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền;
b) Tổng cục Hải quan và các Cục Hải quan trực thuộc Tổng cục Hải quan.
3. Đối tượng và điều kiện tham gia cơ chế một cửa quốc gia: Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu dược liệu cổ truyền theo quy định pháp luật.
Như vậy, cơ quan thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực lĩnh vực y dược cổ truyền bao gồm:
(1) Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền;
(2) Tổng cục Hải quan và các Cục Hải quan trực thuộc Tổng cục Hải quan.
Cá nhân tham gia cơ chế một cửa quốc gia đối với các thủ tục hành chính trong lĩnh vực lĩnh vực y dược cổ truyền có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 5 Quyết định 5777/QĐ-BYT năm 2021 quy định như sau:
Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia cơ chế một cửa quốc gia đối với các thủ tục hành chính quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định này
1. Người đại diện theo pháp luật phải có chứng thư số hợp pháp để thực hiện việc ký số lên các tài liệu nộp trong hồ sơ đăng ký trực tuyến theo đúng quy định.
2. Cung cấp thông tin, tài liệu và thực hiện các thủ tục hành chính thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia; nộp các khoản phí (nếu có) theo quy định của pháp luật.
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác, trung thực của nội dung đã khai báo và các hồ sơ trực tuyến đã nộp, thống nhất về nội dung giữa hồ sơ giấy và hồ sơ điện tử trực tuyến do tổ chức, cá nhân đã tạo lập và nộp.
4. Lưu trữ hồ sơ giấy và hồ sơ điện tử liên quan đến việc thực hiện các thủ tục hành chính nêu tại Khoản 1 Điều 1 Quyết định này theo qui định của pháp luật.
5. Thực hiện việc đăng ký, sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật.
6. Thông báo sự cố, lỗi (nếu có) cho Cục Công nghệ thông tin - Bộ Y tế hoặc Tổng cục Hải quan biết để khắc phục.
Như vậy, cá nhân tham gia cơ chế một cửa quốc gia đối với các thủ tục hành chính trong lĩnh vực lĩnh vực y dược cổ truyền có các trách nhiệm sau đây:
(1) Người đại diện theo pháp luật phải có chứng thư số hợp pháp để thực hiện việc ký số lên các tài liệu nộp trong hồ sơ đăng ký trực tuyến theo đúng quy định.
(2) Cung cấp thông tin, tài liệu và thực hiện các thủ tục hành chính thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia; nộp các khoản phí (nếu có) theo quy định của pháp luật.
(3) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác, trung thực của nội dung đã khai báo và các hồ sơ trực tuyến đã nộp, thống nhất về nội dung giữa hồ sơ giấy và hồ sơ điện tử trực tuyến do tổ chức, cá nhân đã tạo lập và nộp.
(4) Lưu trữ hồ sơ giấy và hồ sơ điện tử liên quan đến việc thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực lĩnh vực y dược cổ truyền theo quy định của pháp luật.
(5) Thực hiện việc đăng ký, sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật.
(6) Thông báo sự cố, lỗi (nếu có) cho Cục Công nghệ thông tin - Bộ Y tế hoặc Tổng cục Hải quan biết để khắc phục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?