Những nội dung quảng cáo nào được coi là quảng cáo có các nội dung gây hiểu lầm cho người tiêu dùng?
Những nội dung quảng cáo nào được coi là quảng cáo có các nội dung gây hiểu lầm cho người tiêu dùng?
Quảng cáo có nội dung gây hiểu lầm cho người tiêu dùng (Hình từ Internet)
Tại Điều 9 Quy tắc ứng xử trong hoạt động quảng cáo ban hành kèm theo Quyết định 4149/QĐ-BVHTTDL năm 2017 quy định về việc tôn trọng lợi ích của công chúng và người tiêu dùng:
Tôn trọng lợi ích của công chúng và người tiêu dùng
1. Quảng cáo không có các nội dung gây hiểu lầm cho người tiêu dùng về:
a) Các đặc điểm của sản phẩm có thể ảnh hưởng tới sự lựa chọn của người tiêu dùng, bao gồm: bản chất, thành phần, phương pháp sản xuất và ngày sản xuất, phạm vi sử dụng, sự hiệu quả và hiệu suất, số lượng, nguồn gốc thương mại hoặc địa lý, ảnh hưởng tới môi trường;
b) Giá trị của sản phẩm;
c) Tổng giá tiền mà người tiêu dùng phải trả khi mua sản phẩm;
d) Điều khoản giao hàng, đổi hàng, trả hàng, sửa chữa và bảo trì;
đ) Điều khoản bảo hành;
e) Bản quyền và quyền sở hữu công nghiệp như bằng sáng chế, thương hiệu, mẫu mã và tên thương mại;
g) Sự tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn;
h) Sự công nhận hoặc chấp thuận chính thức, các giải thưởng như huy chương, danh hiệu và bằng cấp;
i) Mức độ đóng góp cho các mục đích từ thiện.
2. Quảng cáo về doanh nghiệp không chứa nội dung mang tính phóng đại khiến công chúng hiểu sai về doanh nghiệp.
3. Quảng cáo không gây ra sự sợ hãi hoặc hoảng sợ quá mức cho công chúng và người tiêu dùng.
4. Quảng cáo không lợi dụng sự cả tin của công chúng và người tiêu dùng về tín ngưỡng, sự mê tín và các thông tin phản khoa học khác, như lực lượng siêu nhiên, báo trước tương lai, tử vi, nhân tướng học, bói tay, tướng số, ngoại cảm, thôi miên, chữa bệnh bằng đức tin, hoặc các chủ thể phi tự nhiên.
5. Khi quảng cáo bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào, không mô tả hành vi uống đồ uống có cồn, sử dụng các sản phẩm thuốc lá và các sản phẩm cấm quảng cáo.
Như vậy, trong nội dung quảng cáo không có các nội dung dây hiểu nhầm như sau:
- Các đặc điểm của sản phẩm có thể ảnh hưởng tới sự lựa chọn của người tiêu dùng, bao gồm: bản chất, thành phần, phương pháp sản xuất và ngày sản xuất, phạm vi sử dụng, sự hiệu quả và hiệu suất, số lượng, nguồn gốc thương mại hoặc địa lý, ảnh hưởng tới môi trường;
- Giá trị của sản phẩm;
- Tổng giá tiền mà người tiêu dùng phải trả khi mua sản phẩm;
- Điều khoản giao hàng, đổi hàng, trả hàng, sửa chữa và bảo trì;
- Điều khoản bảo hành;
- Bản quyền và quyền sở hữu công nghiệp như bằng sáng chế, thương hiệu, mẫu mã và tên thương mại;
- Sự tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn;
- Sự công nhận hoặc chấp thuận chính thức, các giải thưởng như huy chương, danh hiệu và bằng cấp;
- Mức độ đóng góp cho các mục đích từ thiện.
Khi phát hiện trường hợp không tuân thủ quy tắc khi nội dung quảng cáo gây ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị thì phải báo cáo tới cơ quan nào?
Tại Điều 4 Quy tắc ứng xử trong hoạt động quảng cáo ban hành kèm theo Quyết định 4149/QĐ-BVHTTDL năm 2017 quy định về hình thức áp dụng như sau:
Hình thức áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam tự nguyện tuân thủ Quy tắc ứng xử này theo sự hướng dẫn của Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam.
2. Khi phát hiện những hành vi không thực hiện Quy tắc ứng xử này, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo đưa ra kết luận trong các trường hợp sau:
a) Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam;
b) Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội;
c) Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước;
d) Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật;
đ) Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân;
e) Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố;
g) Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.
Khi phát hiện những hành vi không thực hiện Quy tắc ứng xử, cụ thể trong nội dung quảng cáo gây ảnh hưởng tới trật tự xã hội, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo đưa ra kết luận.
Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo hoạt động như thế nào?
Theo Điều 6 Thông tư 10/2013/TT-BVHTTDL Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo hoạt động theo cơ chế như sau:
- Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo làm việc dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng theo nguyên tắc tập trung dân chủ và quyết định theo đa số.
- Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo và từng thành viên trong Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.
- Phiên họp của Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo phải đảm bảo có mặt ít nhất 3/4 tổng số thành viên.
- Kết quả thẩm định phải thể hiện bằng văn bản và phải có chữ ký của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?