Những nguồn phát thải trực tiếp nào thuộc phạm vi kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở? Thay đổi phạm vi kiểm kê thì có phải tính toán lại kết quả kiểm kê?
- Quy trình kỹ thuật thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở thuộc ngành Công thương được thực hiện thông qua những bước nào?
- Những nguồn phát thải trực tiếp nào thuộc phạm vi kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở?
- Khi có sự thay đổi phạm vi kiểm kê khí nhà kính thì Cơ sở có cần phải tính toán lại kết quả kiểm kê hay không?
Quy trình kỹ thuật thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở thuộc ngành Công thương được thực hiện thông qua những bước nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Thông tư 38/2023/TT-BCT thì quy trình kỹ thuật thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở thuộc ngành Công thương được thực hiện thông qua những bước sau:
Bước 1: Xác định phạm vi kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở.
Bước 2: Thu thập số liệu hoạt động kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở.
Bước 3: Lựa chọn hệ số phát thải khí nhà kính cấp cơ sở.
Bước 4: Xác định phương pháp kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở.
Bước 5: Thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở.
Bước 6: Đánh giá độ không chắc chắn kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở.
Bước 7: Tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở.
Bước 8: Xây dựng Báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở.
Những nguồn phát thải trực tiếp nào thuộc phạm vi kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở? Thay đổi phạm vi kiểm kê thì có phải tính toán lại kết quả kiểm kê? (Hình từ Internet)
Những nguồn phát thải trực tiếp nào thuộc phạm vi kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 38/2023/TT-BCT về phạm vi kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở như sau:
Phạm vi kiểm kê KNK cấp cơ sở
Kiểm kê KNK cấp cơ sở được thực hiện đối với các nguồn phát thải thuộc phạm vi quản lý của Cơ sở, cụ thể như sau:
1. Nguồn phát thải trực tiếp:
a) Phát thải từ nguồn cố định gồm hoạt động đốt nhiên liệu trong các thiết bị lắp đặt cố định như nồi hơi, lò nung, đầu đốt, tua-bin, lò sưởi, lò đốt, v.v...;
b) Phát thải từ nguồn di động gồm hoạt động đốt nhiên liệu của các thiết bị vận tải;
c) Phát thải từ các quá trình công nghiệp gồm phát thải từ các quá trình vật lý hoặc hóa học tạo ra KNK trong dây chuyền sản xuất của cơ sở;
d) Phát thải do phát tán từ trong máy móc, thiết bị hoặc trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản,..;
đ) Phát thải KNK là các dung môi chất lạnh từ thiết bị và quá trình sản xuất, kinh doanh môi chất lạnh;
e) Phát thải từ thu gom, quản lý và xử lý chất thải.
2. Nguồn phát thải gián tiếp:
a) Phát thải do tiêu thụ năng lượng điện;
b) Phát thải do sử dụng năng lượng hơi.
Theo đó, việc kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện đối với các nguồn phát thải trực tiếp thuộc phạm vi quản lý của Cơ sở gồm:
- Phát thải từ nguồn cố định; (Hoạt động đốt nhiên liệu trong các thiết bị lắp đặt cố định như nồi hơi, lò nung, đầu đốt, tua-bin, lò sưởi, lò đốt, v.v...)
- Phát thải từ nguồn di động; (Hoạt động đốt nhiên liệu của các thiết bị vận tải)
- Phát thải từ các quá trình công nghiệp; (Phát thải từ các quá trình vật lý hoặc hóa học tạo ra khí nhà kính trong dây chuyền sản xuất của cơ sở)
- Phát thải do phát tán từ trong máy móc, thiết bị hoặc trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản,..;
- Phát thải khí nhà kính là các dung môi chất lạnh từ thiết bị và quá trình sản xuất, kinh doanh môi chất lạnh;
- Phát thải từ thu gom, quản lý và xử lý chất thải.
Khi có sự thay đổi phạm vi kiểm kê khí nhà kính thì Cơ sở có cần phải tính toán lại kết quả kiểm kê hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22 Thông tư 38/2023/TT-BCT về tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở như sau:
Tính toán lại kết quả kiểm kê KNK cấp cơ sở
1. Cơ sở có trách nhiệm giải trình và tính toán lại kết quả kiểm kê KNK của các kỳ kiểm kê trước khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Có sự thay đổi về phạm vi kiểm kê KNK;
b) Có sự thay đổi về phương pháp kiểm kê KNK dẫn đến sự thay đổi trong kết quả kiểm kê KNK gần nhất;
c) Có sự thay đổi về nguồn và hệ số phát thải KNK.
2. Cơ sở có trách nhiệm bổ sung nội dung phần tính toán lại kết quả kiểm kê KNK của kỳ kiểm kê trước vào trong Báo cáo kiểm kê KNK cấp cơ sở của kỳ báo cáo.
Như vậy, trường hợp có sự thay đổi về phạm vi kiểm kê khí nhà kính thì Cơ sở có trách nhiệm phải giải trình, đồng thời tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính của các kỳ kiểm kê trước.
Ngoài ra, khi có sự thay đổi về phương pháp kiểm kê dẫn đến sự thay đổi trong kết quả kiểm kê gần nhất hoặc có sự thay đổi về nguồn và hệ số phát thải khí nhà kính thì Cơ sở cũng phải tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính của các kỳ kiểm kê trước.
Lưu ý: Cơ sở có trách nhiệm phải bổ sung nội dung phần tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính của kỳ kiểm kê trước vào trong Báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở của kỳ báo cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?