Những người vào làm việc trong không gian hạn chế theo quy định có yêu cầu phải có giấy phép thì mới được vào hay không?
- Theo QCVN 34:2018/BLĐTBXH, những đối tượng nào phải có trách nhiệm khi làm việc hoặc ra vào trong không gian hạn chế?
- Những người vào trong không gian hạn chế có yêu cầu phải có giấy phép thì mới được vào hay không?
- Làm việc trong không gian hạn chế thì được huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động như thế nào?
Theo QCVN 34:2018/BLĐTBXH, những đối tượng nào phải có trách nhiệm khi làm việc hoặc ra vào trong không gian hạn chế?
Làm việc trong không gian hạn chế (Hình từ Internet)
Căn cứ theo Mục 2.1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 34:2018/BLĐTBXH về An toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế như sau:
2.1. Trách nhiệm
2.1.1. Trách nhiệm của người sử dụng lao động.
- Bổ nhiệm người cấp phép, ủy quyền người cấp phép, đình chỉ công việc khi không thực hiện đúng quy định về giấy phép thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế hoặc không bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
- Cử người đo, kiểm tra khí đối với không gian hạn chế có nguy cơ thiếu dưỡng khí hoặc có hơi, khí độc, khi cháy, nổ.
- Quy định về năng lực, tiêu chuẩn tối thiểu đối với các vị trí: người vào không gian hạn chế, người canh gác không gian hạn chế, người đo, kiểm tra khí trong không gian hạn chế, người giám sát, chỉ huy, người cấp phép.
- Chịu trách nhiệm ban hành quy trình an toàn, vệ sinh lao động khi thực hiện công việc liên quan không gian hạn chế và quy trình kiểm soát công việc khác nếu có để đảm bảo an toàn cho người khi vào làm việc trong không gian hạn chế.
- Đảm bảo người giám sát, chỉ huy, người cấp phép, người vào trong không gian hạn chế, người canh gác không gian hạn chế phải được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại mục 4.2 Quy chuẩn này.
2.1.2. Trách nhiệm của người giám sát, chỉ huy.
- Trước khi triển khai công việc liên quan đến không gian hạn chế, dự kiến người làm việc trong không gian hạn chế, người canh gác không gian hạn chế, biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động làm việc trong không gian hạn chế để đề nghị cấp giấy phép thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế;
- Chỉ huy, điều hành thực hiện công việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.
2.1.3. Trách nhiệm của người cấp phép
- Căn cứ quy định về an toàn, vệ sinh lao động, quy trình an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở, năng lực, tiêu chuẩn các cá nhân liên quan để cấp giấy phép thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế;
- Giám sát việc thực hiện quy định về giấy phép thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế.
2.1.4. Trách nhiệm của người vào trong không gian hạn chế
- Tuân thủ các quy định nêu tại Quy chuẩn này, các quy định khác của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, và các yêu cầu nêu tại quy trình an toàn, vệ sinh lao động khi thực hiện công việc liên quan không gian hạn chế
- Tuân thủ sự điều hành của người giám sát, chỉ huy.
- Tuân thủ hướng dẫn của người canh gác không gian hạn chế.
- Thông báo cho người canh gác không gian hạn chế, người giám sát, chỉ huy và những người khác có trách nhiệm nếu phát hiện các mối nguy, yếu tố nguy hiểm, rủi ro phát sinh mới trong khi làm việc trong không gian hạn chế.
2.1.5. Trách nhiệm của người canh gác không gian hạn chế
- Có mặt thường xuyên gần vị trí ra vào không gian hạn chế để kiểm soát người vào, ra; ghi nhận các thông tin cá nhân và thời gian vào, ra không gian hạn chế.
- Ngăn chặn, không cho những người không được phép, không có trách nhiệm vào bên trong không gian hạn chế.
- Duy trì liên lạc thường xuyên với những người làm việc bên trong không gian hạn chế và hỗ trợ, ứng cứu khi cần thiết.
- Thông báo cho đội cứu hộ trong trường hợp tình huống nguy hiểm, khẩn cấp xảy ra.
2.1.6. Trách nhiệm của người đo, kiểm tra khí
- Sử dụng phương tiện đo theo đúng quy định của Luật Đo lường.
- Có trách nhiệm kiểm tra thiết bị đo, kiểm tra khí để đảm bảo tính chính xác của kết quả đo.
- Thực hiện việc đo, kiểm tra khí theo đúng quy trình an toàn, vệ sinh lao động cơ sở.
- Ghi rõ thời gian, kết quả và ký xác nhận kết quả đo, kiểm tra khí bên trong không gian hạn chế vào phiếu ghi kết quả đo khí và thông báo kết quả đo khí cho người cấp phép và người giám sát, chỉ huy.
- Báo cáo với người chịu trách nhiệm tại cơ sở nếu phát hiện kết quả đo khí không nằm trong giới hạn an toàn hoặc có nguy cơ, xu hướng vượt ra khỏi giới hạn an toàn.
Như vậy, về trách nhiệm làm việc hoặc ra vào không gian hạn chế dành cho các đối tượng sau đây:
- Người sử dụng lao động
- Người giám sát, chỉ huy
- Người cấp phép
- Người vào trong không gian hạn chế
- Người canh gác không gian hạn chế
- Người đo, kiểm tra khí.
Những người vào trong không gian hạn chế có yêu cầu phải có giấy phép thì mới được vào hay không?
Theo Mục 2.2.2, Mục 2.2.6 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 34:2018/BLĐTBXH về An toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế thì không ai được phép vào bên trong trong không gian hạn chế nếu chưa được cấp phép, chấp thuận bởi người có trách nhiệm tại đơn vị.
Bên cạnh đó, không ai được phép vào trong không gian hạn chế khi chưa hoàn thành các biện pháp đảm bảo an toàn.
Làm việc trong không gian hạn chế thì được huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động như thế nào?
Tại Mục 4.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 34:2018/BLĐTBXH quy định về những nội dung về việc huấn luyện an toàn vệ sinh lao động như sau:
* Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc liên quan đến không gian hạn chế phải có:
- Các yếu tố nguy hiểm, có hại khi thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế;
- Các biện pháp kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại;
- Phương án triển khai công việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động;
- Các yêu cầu khác nêu tại quy trình an toàn, vệ sinh lao động khi thực hiện công việc liên quan không gian hạn chế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?