Những người nào được hưởng thừa kế khi người có di sản mất không để lại di chúc? Con riêng có được hưởng di sản thừa kế của mẹ kế mất không có di chúc không?
Con riêng của chồng có nằm trong hàng thừa kế được hưởng di sản của mẹ kế để lại hay không?
Căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật:
"Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."
Theo đó, con riêng của chồng không phải là người nằm trong các hàng thừa kế theo pháp luật.
Thừa kế
Con riêng có được hưởng di sản thừa kế của mẹ kế mất không có di chúc không?
Căn cứ Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quan hệ thừa kế giữa con riêng và mẹ kế:
"Điều 654. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế
Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này"
Dẫn chiếu đến Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị:
"Điều 652. Thừa kế thế vị
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống"
Và Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha mẹ nuôi:
"Điều 653. Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ
Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này."
Theo đó, mặc dù không phải là con ruột, con nuôi. Không thuộc hàng thừa kế theo pháp luật. Nhưng nếu bạn có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng mẹ kế như mẹ ruột của bạn thì bạn vẫn được hưởng thừa kế di sản của nhau.
Nếu mẹ kế để lại di sản thừa kế cho con riêng nhưng không lập di chúc bằng văn bản được không?
Căn cứ Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức của di chúc:
"Điều 627. Hình thức của di chúc
Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng."
Căn cứ Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức di chúc miệng:
"Điều 629. Di chúc miệng
1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ."
Căn cứ khoản 1, khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện hợp pháp của di chúc miệng:
"Điều 630. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng."
Theo đó, trong trường hợp mẹ kế của bạn bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng nếu mẹ kế của bạn khi lập di ngôn minh mẫn, sáng suốt; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép, nội dung di ngôn không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Việc lập di chúc miệng phải diễn ra trước mặt ít nhất hai người làm chứng được người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ và được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày mẹ kế bạn thể hiện ý chí cuối cùng.
Như vậy, mẹ kế của bạn nếu không thể lập di chúc bằng văn bản thì khi tính mạng bị cái chết đe dọa có thể lập di chúc miệng. Nhưng bạn cần lưu ý rằng di chúc miệng này sẽ mặc nhiên bị hủy sau 03 tháng nếu mẹ kế của bạn vẫn còn sống, sáng suốt, mình mẫn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?