Những người nào có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước?
- Những người nào có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước?
- Cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước thì bị phạt tiền tối đa là bao nhiêu?
- Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước của cá nhân có thể tăng lên không?
Những người nào có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước?
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 15 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước 2023 như sau:
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước
1. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước bao gồm:
a) Kiểm toán viên nhà nước;
b) Tổ trưởng Tổ kiểm toán;
c) Phó Trưởng đoàn kiểm toán;
d) Trưởng đoàn kiểm toán;
đ) Kiểm toán trưởng.
2. Việc lập biên bản vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 58 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước bao gồm:
(1) Kiểm toán viên nhà nước;
(2) Tổ trưởng Tổ kiểm toán;
(3) Phó Trưởng đoàn kiểm toán;
(4) Trưởng đoàn kiểm toán;
(5) Kiểm toán trưởng.
Những người nào có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước? (Hình từ Internet)
Cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước thì bị phạt tiền tối đa là bao nhiêu?
Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 7 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước 2023 như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước của cá nhân là 50.000.000 đồng. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước của tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Pháp lệnh này là mức phạt áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền phạt tiền của những người được quy định tại Điều 16 của Pháp lệnh này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, theo quy định, mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước của cá nhân là 50.000.000 đồng.
Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước của cá nhân có thể tăng lên không?
Việc tăng mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính được quy định tại Điều 3 Quyết định 811/QĐ-KTNN năm 2023 như sau:
Nguyên tắc xác định mức phạt tiền
Nguyên tắc xác định mức phạt tiền cụ thể đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13 và Điều 14 của Pháp lệnh số 04/2023/UBTVQH15 như sau:
1. Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó.
2. Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
3. Trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được áp dụng theo nguyên tắc sau đây:
a) Khi xác định mức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng;
b) Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt.
4. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng được thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, theo quy định, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước của cá nhân có thể tăng lên nếu có tình tiết tăng nặng nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
Trường hợp có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt.
Trường hợp vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?