Những loại phân bón nào không Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam? Hồ sơ trình tự thủ tục đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam được tiến hành như thế nào?
Những loại phân bón nào không cần Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 36 Luật Trồng trọt 2018 quy định:
"1. Phân bón là hàng hóa kinh doanh có điều kiện và phải được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, trừ phân bón hữu cơ được sản xuất để sử dụng không vì mục đích thương mại, phân bón được nhập khẩu quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật này; phân bón được sản xuất để xuất khẩu theo hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài."
Đồng thời tại khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt 2018 quy định:
"2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón chưa được công nhận lưu hành tại Việt Nam phải có Giấy phép nhập khẩu phân bón trong trường hợp sau đây:
a) Phân bón để khảo nghiệm;
b) Phân bón dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;
c) Phân bón sử dụng trong dự án của nước ngoài tại Việt Nam;
d) Phân bón làm quà tặng, làm hàng mẫu;
đ) Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;
e) Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học;
g) Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón khác;
h) Phân bón tạm nhập, tái xuất hoặc phân bón quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam; phân bón gửi kho ngoại quan; phân bón nhập khẩu vào khu chế xuất."
Như vậy theo quy đinh trên những loại phân bón không cần Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam bao gồm:
- Phân bón hữu cơ được sản xuất để sử dụng không vì mục đích thương mại;
- Phân bón được nhập khẩu quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Trồng trọt 2018 nêu trên;
- Phân bón được sản xuất để xuất khẩu theo hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Phân bón
Hồ sơ trình tự thủ tục đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam được tiến hành như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 5. Hồ sơ, trình tự và thẩm quyền cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam
1. Hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thông tin chung về phân bón có xác nhận của nhà sản xuất bao gồm: loại phân bón; tên phân bón; dạng phân bón; hướng dẫn sử dụng; phương thức sử dụng; thời hạn sử dụng; cảnh báo an toàn; chỉ tiêu chất lượng, hàm lượng yếu tố hạn chế trong phân bón kèm theo phiếu kết quả thử nghiệm;
c) Bản chính báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm phân bón (trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Trồng trọt);
d) Giấy chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất khẩu cấp (đối với phân bón nhập khẩu quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 39 Luật Trồng trọt).
2. Trình tự và thẩm quyền cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam như sau:
Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đến cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây viết tắt là cơ quan có thẩm quyền).
Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định, nếu hồ sơ đáp ứng quy định thì ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (sau đây viết tắt là Quyết định công nhận) theo Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không ban hành Quyết định công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Thời hạn của Quyết định công nhận là 05 năm. Trước khi hết thời gian lưu hành 03 tháng, tổ chức, cá nhân có nhu cầu gia hạn phải thực hiện gia hạn theo quy định tại Điều 7 Nghị định này."
Trình tự thủ tục đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam được tiến hành như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm
- Đơn đề nghị cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bản thông tin chung về phân bón có xác nhận của nhà sản xuất bao gồm: loại phân bón; tên phân bón; dạng phân bón; hướng dẫn sử dụng; phương thức sử dụng; thời hạn sử dụng; cảnh báo an toàn; chỉ tiêu chất lượng, hàm lượng yếu tố hạn chế trong phân bón kèm theo phiếu kết quả thử nghiệm;
- Bản chính báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm phân bón (trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Trồng trọt);
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất khẩu cấp (đối với phân bón nhập khẩu quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 39 Luật Trồng trọt).
Bước 2: Nộp hồ sơ: Đến cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bước 3: Nhận kết quả:
Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định, nếu hồ sơ đáp ứng quy định thì ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, trường hợp không ban hành Quyết định công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có thời hạn trong bao lâu?
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định thời gian Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam như sau:
"3. Thời hạn của Quyết định công nhận là 05 năm. Trước khi hết thời gian lưu hành 03 tháng, tổ chức, cá nhân có nhu cầu gia hạn phải thực hiện gia hạn theo quy định tại Điều 7 Nghị định này."
Theo đó thời hạn của Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam là 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?