Những khu vực kinh doanh thực phẩm nào tại chợ phải có biển hiệu thông báo? Người trực tiếp chế biến, kinh doanh thực phẩm tại chợ cần tuân thủ theo những yêu cầu gì?

Chị muốn hỏi các yêu cầu đối với chợ kinh doanh thực phẩm, cụ thể như sau: Những khu vực kinh doanh thực phẩm nào tại chợ phải có biển hiệu thông báo? Quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy và vệ sinh môi trường đối với chợ kinh doanh thực phẩm như thế nào? Người trực tiếp chế biến, kinh doanh thực phẩm tại chợ cần tuân thủ theo những yêu cầu gì?

Những khu vực kinh doanh thực phẩm nào tại chợ phải có biển hiệu thông báo?

Yêu cầu chung về cách thức sắp xếp bố trí kinh doanh thực phẩm tại chợ cần đáp ứng theo Mục 4.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11856:2017 như sau:

"4.2 Yêu cầu về bố trí
- Thực hiện bố trí, sắp xếp các khu vực kinh doanh thuận lợi cho việc kinh doanh và bảo đảm an toàn thực phẩm. Chợ được phân khu chức năng thành từng khu vực riêng biệt nhằm tránh lây nhiễm chéo, được ngăn cách bởi đường đi có chiều rộng tối thiểu là 1,5 m.
Tại các khu vực kinh doanh có biển hiệu thông báo:
Khu vực kinh doanh thực phẩm động vật (thịt lợn, thịt gà…);
Khu vực kinh doanh thuỷ hải sản;
Khu vực kinh doanh rau, củ, quả;
Khu vực kinh doanh dịch vụ ăn uống;
Khu vực kinh doanh thực phẩm chín;
Khu vực kinh doanh thực phẩm khác;
Khu vực kinh doanh phi thực phẩm (quần áo, khu vực kinh doanh hàng gia dụng…) được bố trí tách biệt với các khu vực kinh doanh thực phẩm khác.
- Niêm yết sơ đồ chỉ dẫn phân khu của chợ tại cửa ra vào chính của chợ."

Như vậy, theo tiêu chuẩn này thì có 07 khu vực kinh doanh phải có biển hiệu thông báo đó là: Khu vực kinh doanh thực phẩm động vật (thịt lợn, thịt gà…); Khu vực kinh doanh thuỷ hải sản; Khu vực kinh doanh rau, củ, quả; Khu vực kinh doanh dịch vụ ăn uống; Khu vực kinh doanh thực phẩm chín; Khu vực kinh doanh thực phẩm khác; Khu vực kinh doanh phi thực phẩm (quần áo, khu vực kinh doanh hàng gia dụng…) được bố trí tách biệt với các khu vực kinh doanh thực phẩm khác.

Những khu vực kinh doanh thực phẩm nào tại chợ phải có biển hiệu thông báo?

Những khu vực kinh doanh thực phẩm nào tại chợ phải có biển hiệu thông báo? (Hình từ Internet)

Quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy và vệ sinh môi trường đối với chợ kinh doanh thực phẩm như thế nào theo tiêu chuẩn?

Theo Mục 4.8; Mục 4.9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11856:2017 có quy định yêu cầu về an toàn phòng cháy, chữa cháy và vệ sinh môi trường như sau:

"4.8 Yêu cầu về an toàn phòng cháy và chữa cháy
Chợ phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định trong TCVN 6161. và các quy định hiện hành.
Khi thiết kế hệ thống phòng cháy, chữa cháy và hệ thống kỹ thuật khác có liên quan phải tuân thủ theo các quy định hiện hành về phòng cháy và chữa cháy.
Điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy đối với chợ phải tuân thủ theo các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy, chữa cháy hiện hành và các yêu cầu cơ bản sau:
- Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.
- Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.
- Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
- Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
- Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
- Có văn bản thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình thuộc diện do cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thẩm duyệt.
- Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
4.9 Yêu cầu về vệ sinh môi trường
- Có hoạt động dọn vệ sinh, thu gom rác thải hàng ngày; tần suất vệ sinh trong ngày bố trí phù hợp với chợ, bảo đảm giữ chợ sạch sẽ.
- Trang bị thùng chứa rác thải có nắp đậy kín tại các nơi công cộng trong chợ. Tại các vị trí đặt thùng rác công cộng có các biển thông báo giữ vệ sinh và chỉ dẫn bỏ rác đúng nơi quy định.
- Định kỳ tổ chức khử trùng và tiêu diệt côn trùng, động vật gây hại bảo đảm không ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm tại chợ."

Người trực tiếp chế biến, kinh doanh thực phẩm tại chợ cần tuân thủ theo những yêu cầu gì?

Theo Mục 5.7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11856:2017 có quy định yêu cầu đối với người trực tiếp chế biến, kinh doanh thực phẩm tại chợ như sau:

"5.7 Yêu cầu đối với người trực tiếp chế biến, kinh doanh thực phẩm tại chợ
Người trực tiếp kinh doanh thực phẩm có kiến thức an toàn thực phẩm.
Người trực tiếp kinh doanh thực phẩm có đủ sức khỏe theo quy định; đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của cơ quan có thẩm quyền, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm được các cơ sở y tế từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên xác nhận không mắc dịch.
Đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến và không bao gói, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm sử dụng bảo hộ lao động (găng tay, khẩu trang)."
Kinh doanh thực phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổ chức kinh doanh thực phẩm chỉ được tăng cường những loại vi chất dinh dưỡng nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Chợ kinh doanh thực phẩm là gì? Yêu cầu về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với chợ kinh doanh thực phẩm được quy định thế nào?
Pháp luật
Danh sách 10 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không cần có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động?
Pháp luật
Điều kiện kinh doanh thực phẩm đông lạnh năm 2023? Trường hợp nào kinh doanh thực phẩm đông lạnh không cần GCN cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?
Pháp luật
Kinh doanh thực phẩm không đảm bảo vệ sinh bị phạt vi phạm như thế nào? Kinh doanh thực phẩm không đảm bảo vệ sinh có chịu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Nhà hàng nào không cần có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm mà vẫn có thể kinh doanh dịch vụ ăn uống?
Pháp luật
Hộ kinh doanh thực phẩm cần đăng ký giấy tờ gì cho hoạt động sản xuất của mình? Hồ sơ, trình tự thủ tục để xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất yến ra sao?
Pháp luật
Không lưu trữ thông tin về nguồn gốc thực phẩm cơ sở kinh doanh sản phẩm thực phẩm bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Cơ sở kinh doanh thực phẩm vận chuyển sản phẩm động vật tới các tỉnh thành khác cần đảm bảo yêu cầu gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh doanh thực phẩm
1,013 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh doanh thực phẩm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào