Những kế hoạch tài chính nào mà Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải trình Ngân hàng nhà nước trước khi phê duyệt?
- Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có cần báo cáo Ngân hàng nhà nước về quyết định phê duyệt mức vốn điều lệ hay không?
- Những kế hoạch tài chính nào mà Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải trình Ngân hàng nhà nước trước khi phê duyệt?
- Quyết định cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có cần trình Ngân hàng nhà nước phê duyệt hay không?
Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có cần báo cáo Ngân hàng nhà nước về quyết định phê duyệt mức vốn điều lệ hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Quy chế về Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, Người đại diện phần vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý ban hành kèm theo Quyết định 1500/QĐ-NHNN năm 2021 quy định như sau:
Những nội dung Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải báo cáo, trình NHNN quyết định/phê duyệt/có ý kiến
1. Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải báo cáo, trình NHNN trình Thủ tướng Chính phủ quyết định/phê duyệt những nội dung sau:
a) Phê duyệt Điều lệ; sửa đổi, bổ sung Điều lệ.
b) Quyết định tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, yêu cầu phá sản (nếu có).
c) Quyết định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, chấp thuận từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu Chủ tịch Hội đồng quản trị.
d) Quyết định phê duyệt mức vốn điều lệ (kể cả phê duyệt điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động).
đ) Phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm.
...
Như vậy, đối với quyết định phê duyệt mức vốn điều lệ thì hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải báo cáo Ngân hàng nhà nước để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định/phê duyệt.
Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có cần báo cáo Ngân hàng nhà nước về quyết định phê duyệt mức vốn điều lệ hay không? (Hình từ Internet)
Những kế hoạch tài chính nào mà Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải trình Ngân hàng nhà nước trước khi phê duyệt?
Căn cứ khoản 3 Điều 12 Quy chế về Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, Người đại diện phần vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý ban hành kèm theo Quyết định 1500/QĐ-NHNN năm 2021 quy định như sau:
Những nội dung Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải báo cáo, trình NHNN quyết định/phê duyệt/có ý kiến
...
3. Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải báo cáo, trình NHNN có ý kiến trước khi quyết định/phê duyệt Kế hoạch tài chính hàng năm, bao gồm:
- Kế hoạch thu nhập, chi phí;
- Kế hoạch lao động, tiền lương.
Như vậy, trước khi quyết định, phê duyệt, hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải trình Ngân hàng nhà nước có ý kiến đối với những kế hoạch tài chính sau đây:
(1) Kế hoạch thu nhập, chi phí.
(2) Kế hoạch lao động, tiền lương.
Quyết định cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có cần trình Ngân hàng nhà nước phê duyệt hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Quy chế về Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, Người đại diện phần vốn Nhà nước tại tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý ban hành kèm theo Quyết định 1500/QĐ-NHNN năm 2021 quy định như sau:
Những nội dung Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải báo cáo, trình NHNN quyết định/phê duyệt/có ý kiến
...
2. Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải báo cáo, trình NHNN quyết định/phê duyệt những nội dung sau:
...
đ) Phê duyệt để Hội đồng quản trị quyết định các hợp đồng thuê tài sản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có giá trị lớn hơn mức phân cấp cho Hội đồng quản trị theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định hướng dẫn của Chính phủ.
e) Phê duyệt phương án huy động vốn đối với từng dự án có mức huy động trên mức quy định tại điểm a khoản 3 Điều 23 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; phương án huy động vốn của tổ chức, cá nhân nước ngoài.
g) Phê duyệt dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định, phương án thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp có giá trị trên mức phân cấp cho Hội đồng quản trị theo quy định tại các Điều 24, Điều 28 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và Điều 27 Nghị định 91/2015/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung).
h) Phê duyệt báo cáo tài chính, phương án xử lý chênh lệch thu chi hàng năm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
i) Quyết định cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; phê duyệt chủ trương thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, quyết định cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải trình cho Ngân hàng Nhà nước quyết định, phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?