Những hoạt động nào được hỗ trợ từ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại theo quy định?
Mục tiêu của Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị định 28/2018/NĐ-CP quy định chung đối với Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại như sau:
Quy định chung đối với Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại
...
2. Mục tiêu của Chương trình
a) Góp Phần nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp;
b) Hỗ trợ phát triển hạ tầng thương mại, logistics phục vụ hoạt động ngoại thương;
c) Ứng phó kịp thời, hiệu quả với những phản ứng, biến đổi của thị trường xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Các đơn vị chủ trì đề án của Chương trình gồm (đơn vị chủ trì):
a) Tổ chức xúc tiến thương mại thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ;
...
Như vậy, theo quy định thì Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại có các mục tiêu sau đây:
(1) Góp Phần nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp;
(2) Hỗ trợ phát triển hạ tầng thương mại, logistics phục vụ hoạt động ngoại thương;
(3) Ứng phó kịp thời, hiệu quả với những phản ứng, biến đổi của thị trường xuất khẩu, nhập khẩu.
Mục tiêu của Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại là gì? (Hình từ Internet)
Kinh phí thực hiện đề án tham gia Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại có được Nhà nước hỗ trợ không?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Nghị định 28/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Nguồn kinh phí, nguyên tắc hỗ trợ và mức hỗ trợ kinh phí đối với các đề án xúc tiến thương mại trong Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại
...
2. Nguyên tắc hỗ trợ:
a) Nhà nước hỗ trợ một Phần kinh phí thực hiện đề án tham gia Chương trình;
b) Kinh phí hỗ trợ thực hiện Chương trình được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của Bộ Công Thương;
c) Các đơn vị chủ trì được tiếp nhận kinh phí hỗ trợ từ nhà nước để thực hiện các đề án xúc tiến thương mại trong khuôn khổ Chương trình; có trách nhiệm đảm bảo sử dụng hiệu quả, đúng Mục đích nguồn kinh phí hỗ trợ và thanh, quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành;
...
Như vậy, theo quy định thì kinh phí thực hiện đề án tham gia Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại sẽ được hỗ trợ một phần từ Nhà nước.
Những hoạt động nào được hỗ trợ từ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại theo quy định?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 28/2018/NĐ-CP quy định về các hoạt động được hỗ trợ từ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại như sau:
Các hoạt động được hỗ trợ từ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại
1. Kết nối giao thương, tham gia hệ thống phân phối ở nước ngoài và tại Việt Nam
a) Tổ chức hội chợ, triển lãm quốc tế ở nước ngoài và tại Việt Nam đối với các sản phẩm xuất khẩu; tổ chức hội chợ, triển lãm tại Việt Nam đối với các sản phẩm, nguyên liệu, thiết bị nhập khẩu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, sản phẩm công nghệ, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh mà trong nước sản xuất;
b) Hỗ trợ xây dựng khu vực trưng bày, giới thiệu hàng hóa xuất khẩu trên cổng thông tin điện tử, mạng thương mại điện tử, mạng internet, mạng viễn thông;
c) Tổ chức đoàn khảo sát thị trường, giao dịch với tổ chức, doanh nghiệp ở nước ngoài;
d) Tổ chức đoàn doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam tham gia hội chợ, triển lãm, khảo sát thị trường và giao dịch với doanh nghiệp Việt Nam;
đ) Tổ chức hội nghị quốc tế tại Việt Nam về ngành hàng xuất khẩu.
2. Hỗ trợ phát triển, vận hành hạ tầng thương mại, logistics phục vụ hoạt động ngoại thương
a) Tổ chức, tham gia hội nghị, hội chợ, triển lãm ở nước ngoài về logistics;
b) Mời đoàn doanh nghiệp vào Việt Nam trao đổi về cơ hội đầu tư, hợp tác về phát triển dịch vụ logistics;
c) Tổ chức diễn đàn logistics Việt Nam, tổ chức hội chợ triển lãm quốc tế về logistics tại Việt Nam.
3. Hoạt động hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa
a) Xây dựng và phát hành thông tin, cơ sở dữ liệu về sản phẩm, ngành hàng, thị trường; hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận, áp dụng và tuân thủ các quy định tiêu chuẩn, Điều kiện của các tổ chức nhập khẩu, cam kết quốc tế về sản phẩm xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Tổ chức và tham gia các Chương trình khảo sát, tìm hiểu thông tin về sản phẩm, ngành hàng, thị trường;
c) Hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn trong nước và nước ngoài cung cấp thông tin về phát triển sản phẩm, ngành hàng, thị trường;
d) Đào tạo, tập huấn, phổ biến kiến thức nâng cao năng lực thiết kế, phát triển sản phẩm xuất khẩu cho các doanh nghiệp và các nhà thiết kế;
đ) Tổ chức hoạt động tư vấn, thuê chuyên gia tư vấn, hỗ trợ thực hiện thiết kế, phát triển sản phẩm;
e) Tổ chức hoạt động kết nối giữa doanh nghiệp với các nhà thiết kế;
g) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thiết kế phát triển sản phẩm;
h) Tổ chức tuyên truyền quảng bá.
4. Đào tạo, nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, phát triển thị trường
a) Đào tạo, tập huấn, tư vấn, nâng cao năng lực (trực tiếp và trực tuyến) theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này;
b) Xây dựng và phát hành các ấn phẩm, tài liệu đào tạo, tập huấn, tư vấn, nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, phát triển thị trường.
5. Các hoạt động xúc tiến thương mại khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Như vậy, theo quy định thì các hoạt động được hỗ trợ từ Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại bao gồm:
(1) Kết nối giao thương, tham gia hệ thống phân phối ở nước ngoài và tại Việt Nam;
(2) Hỗ trợ phát triển, vận hành hạ tầng thương mại, logistics phục vụ hoạt động ngoại thương;
(3) Hoạt động hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
(4) Đào tạo, nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, phát triển thị trường;
(5) Các hoạt động xúc tiến thương mại khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?