Những gia đình nào sẽ được nhà nước giao rừng tự nhiên để quản lý? Ai có thẩm quyền quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên?
Rừng tự nhiên được hiểu như thế nào?
Căn cứ khoản 6 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:
"6. Rừng tự nhiên là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung."
Do đó, rừng tự nhiên được hiểu là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung.
Rừng tự nhiên (Hình từ Internet)
Những gia đình nào sẽ được nhà nước giao rừng tự nhiên để quản lý?
Tại khoản 33 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, có quy định:
“Điều 45a. Đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên
1. Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho tổ chức quản lý rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sinh sống trong khu vực rừng sản xuất là rừng tự nhiên nơi chưa có tổ chức quản lý rừng mà có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng thì được Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên không thu tiền sử dụng đất để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp khai thác các lợi ích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
2. Hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên và cộng đồng dân cư đã được Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn còn lại. Khi hết thời hạn sử dụng đất, nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất theo quy định.”
Đối chiếu quy định trên, trường hợp gia đình bạn đang sinh sống trong khu vực rừng sản xuất là rừng tự nhiên mà chưa có tổ chức quản lý rừng mà có nhu cầu, khả năng bảo vệ rừng thì được Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên không thu tiền sử dụng đất để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp khai thác các lợi ích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Rừng tự nhiên nghèo cần được phục hồi có được đóng cửa không?
Theo Điều 30 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định các trường hợp đóng, mở cửa rừng tự nhiên cụ thể như sau:
"Điều 30. Trường hợp đóng, mở cửa rừng tự nhiên
1. Đóng cửa rừng tự nhiên được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái quy định của pháp luật diễn biến phức tạp, có nguy cơ làm suy giảm nghiêm trọng tài nguyên rừng;
b) Rừng tự nhiên nghèo cần được phục hồi; đa dạng sinh học và chức năng phòng hộ của rừng bị suy thoái nghiêm trọng.
2. Mở cửa rừng tự nhiên được thực hiện khi khắc phục được tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Việc đóng, mở cửa rừng tự nhiên thực hiện theo Quy chế quản lý rừng."
Ai có thẩm quyền quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên?
Theo Điều 31 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, công bố quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên như sau:
"Điều 31. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, công bố quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên trên phạm vi cả nước hoặc trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên đối với diện tích rừng tự nhiên tại địa phương sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua đề án đóng, mở cửa rừng tự nhiên.
3. Quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên phải được công bố, niêm yết công khai.
4. Trình tự, thủ tục công bố quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên thực hiện theo Quy chế quản lý rừng."
Như vậy, thủ tướng Chính phủ quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên trên phạm vi cả nước hoặc trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Bên cạnh đó, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên đối với diện tích rừng tự nhiên tại địa phương sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua đề án đóng, mở cửa rừng tự nhiên.
Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 58 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:
"Điều 58. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên
1. Điều kiện khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên được quy định như sau:
a) Chủ rừng là tổ chức phải có phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư khai thác gỗ có đề nghị và được Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận.
2. Việc khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên thực hiện theo quy định của Luật này và Quy chế quản lý rừng."
Như vậy, khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?