Những dự án PPP nào thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án do Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác giải quyết? Trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP giải quyết thực hiện như thế nào?
- Những dự án PPP nào thì thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án do Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác giải quyết?
- Trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác được thực hiện như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP gồm những gì?
- Nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP được quy định như thế nào?
Những dự án PPP nào thì thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án do Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác giải quyết?
Căn cứ khoản 3 Điều 12 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác đầu tư công 2020 quy định về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP, cụ thể:
“Điều 12. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP
[...]
3. Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc phạm vi quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
[...]”
Theo đó, những dự án PPP không thuộc thẩm quyền giải quyết của Quốc hội và Thủ tướng chính phủ nhưng thuộc phạm vi quản lý của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác thì dự án PPP do họ quyết định chủ trương đầu tư dự án.
Dự án PPP
Trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 13 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác đầu tư công 2020 quy định về trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác, cụ thể:
- Trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác được quy định như sau:
+ Đơn vị chuẩn bị dự án PPP lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi làm cơ sở trình Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác xem xét, quyết định;
+ Hội đồng thẩm định cấp cơ sở hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
+ Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công thuộc Bộ, cơ quan trung ương, cơ quan khác chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công trong trường hợp dự án PPP sử dụng vốn đầu tư công, gửi Hội đồng thẩm định cấp cơ sở hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định;
+ Hội đồng thẩm định cấp cơ sở hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định hoàn thành và gửi báo cáo thẩm định đến đơn vị chuẩn bị dự án PPP;
+ Đơn vị chuẩn bị dự án PPP hoàn chỉnh hồ sơ trình Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác xem xét, quyết định;
+ Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác quyết định chủ trương đầu tư dự án.
Hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP được quy định tại Điều 16 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác đầu tư công 2020, bao gồm:
“Điều 16. Hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP
1. Tờ trình đề nghị quyết định chủ trương đầu tư.
2. Dự thảo quyết định chủ trương đầu tư.
3. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
4. Báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; báo cáo thẩm tra đối với dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
5. Tài liệu pháp lý khác có liên quan của dự án.”
Theo đó, hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị quyết định chủ trương đầu tư.
- Dự thảo quyết định chủ trương đầu tư.
- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
- Báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; báo cáo thẩm tra đối với dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
- Tài liệu pháp lý khác có liên quan của dự án.
Nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP được quy định như thế nào?
Nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP được quy định tại Điều 17 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác đầu tư công 2020, cụ thể:
“Điều 17. Nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP
1. Quyết định chủ trương đầu tư bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên dự án;
b) Tên cơ quan có thẩm quyền;
c) Mục tiêu; dự kiến quy mô, địa điểm, thời gian thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên khác;
d) Dự kiến loại hợp đồng dự án PPP;
đ) Sơ bộ tổng mức đầu tư; sơ bộ phương án tài chính: cơ cấu nguồn vốn trong dự án, dự kiến khung giá, phí sản phẩm, dịch vụ công đối với dự án áp dụng cơ chế thu phí trực tiếp từ người sử dụng;
e) Cơ chế bảo đảm đầu tư, cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu.
2. Đối với dự án ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng công nghệ mới ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, nội dung quyết định chủ trương đầu tư còn bao gồm tên bên mời thầu, hình thức lựa chọn nhà đầu tư, thời gian tổ chức lựa chọn nhà đầu tư.”
Theo đó:
- Quyết định chủ trương đầu tư bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tên dự án;
+ Tên cơ quan có thẩm quyền;
+ Mục tiêu; dự kiến quy mô, địa điểm, thời gian thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên khác;
+ Dự kiến loại hợp đồng dự án PPP;
+ Sơ bộ tổng mức đầu tư; sơ bộ phương án tài chính: cơ cấu nguồn vốn trong dự án, dự kiến khung giá, phí sản phẩm, dịch vụ công đối với dự án áp dụng cơ chế thu phí trực tiếp từ người sử dụng;
+ Cơ chế bảo đảm đầu tư, cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu.
- Đối với dự án ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng công nghệ mới ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, nội dung quyết định chủ trương đầu tư còn bao gồm tên bên mời thầu, hình thức lựa chọn nhà đầu tư, thời gian tổ chức lựa chọn nhà đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?