Những dự án có xây dựng công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước nào phải lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư?
- Những dự án có xây dựng công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước nào phải lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư?
- Thời điểm lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư về dự án có xây dựng công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước là bao lâu?
- Việc lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư về dự án có xây dựng công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước được thực hiện theo trình tự nào?
Những dự án có xây dựng công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước nào phải lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư?
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 02/2023/NĐ-CP thì những dự án dự án có xây dựng công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư gồm:
(1) Hồ chứa, đập dâng xây dựng trên sông, suối thuộc trường hợp phải xin phép;
(2) Công trình khai thác, sử dụng nước mặt không thuộc trường hợp (1) với lưu lượng từ 10 m3/giây trở lên.
(3) Công trình chuyển nước giữa các nguồn nước.
(4) Công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất (gồm một hoặc nhiều giếng khoan, giếng đào, hố đào, hành lang, mạch lộ, hang động khai thác nước dưới đất thuộc sở hữu của một tổ chức, cá nhân và có khoảng cách liền kề giữa chúng không lớn hơn 1.000 m) có lưu lượng từ 12.000 m3/ngày đêm trở lên.
Những dự án có xây dựng công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước nào phải lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư? (Hình từ Internet)
Thời điểm lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư về dự án có xây dựng công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước là bao lâu?
Việc lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư về dự án có xây dựng công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước được thực hiện trong thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 02/2023/NĐ-CP như sau:
Lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước
...
2. Thời điểm lấy ý kiến:
a) Trong quá trình lập dự án đầu tư đối với trường hợp quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều này;
b) Trong quá trình thăm dò đối với công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
...
Theo quy định trên, thời điểm lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư về dự án có xây dựng công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước là trong quá trình lập dự án đầu tư đối với các trường hợp sau:
(1) Hồ chứa, đập dâng xây dựng trên sông, suối thuộc trường hợp phải xin phép;
(2) Công trình khai thác, sử dụng nước mặt không thuộc trường hợp (1) với lưu lượng từ 10 m3/giây trở lên.
(3) Công trình chuyển nước giữa các nguồn nước.
Thời điểm ý kiến đại diện cộng đồng dân cư đối với công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất có lưu lượng từ 12.000 m3/ngày đêm trở lên là trong quá trình thăm dò.
Việc lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư về dự án có xây dựng công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước được thực hiện theo trình tự nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 2 Nghị định 02/2023/NĐ-CP thì việc lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư về dự án có xây dựng công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước được thực hiện theo trình tự sau:
(1) Chủ đầu tư gửi các tài liệu, nội dung thông tin cung cấp để tổ chức lấy ý kiến theo quy định đến Ủy ban nhân dân cấp huyện và Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, đối với trường hợp cơ quan tổ chức lấy ý kiến là Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Hoặc gửi đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường, đối với trường hợp cơ quan tổ chức lấy ý kiến là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
(2) Trường hợp cơ quan tổ chức lấy ý kiến là Ủy ban nhân dân cấp huyện thì trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị xin ý kiến của chủ đầu tư, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức các buổi làm việc, cuộc họp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để cho ý kiến về công trình dự kiến xây dựng hoặc đối thoại trực tiếp với chủ đầu tư; tổng hợp ý kiến trình Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cho chủ đầu tư.
Trường hợp cơ quan tổ chức lấy ý kiến là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì trong thời hạn 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị xin ý kiến của chủ đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức các buổi làm việc, cuộc họp hoặc đối thoại trực tiếp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để cho ý kiến về công trình dự kiến xây dựng; tổng hợp ý kiến trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi cho chủ đầu tư.
Lưu ý: Ngoài các nội dung thông tin quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 02/2023/NĐ-CP, chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp bổ sung các số liệu, báo cáo, thông tin về dự án nếu các cơ quan tổ chức lấy ý kiến có yêu cầu và trực tiếp báo cáo, thuyết minh, giải trình tại các cuộc họp lấy ý kiến để làm rõ các vấn đề liên quan đến dự án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?