Những đối tượng nào được tuyển chọn đưa vào Sách vàng Sáng tạo Việt Nam? Nguyên tắc tuyển chọn như thế nào?
Những đối tượng nào được tuyển chọn đưa vào Sách vàng Sáng tạo Việt Nam?
Theo Điều 3 Quy chế tuyển chọn, biên tập, công bố và phát hành Sách vàng Sáng tạo Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 861/QĐ-MTTW-BTT năm 2016 quy định đối tượng được tuyển chọn đưa vào Sách vàng Sáng tạo Việt Nam như sau:
Đối tượng tuyển chọn
1. Các công trình sáng tạo khoa học và công nghệ được tuyển chọn đưa vào Sách vàng Sáng tạo Việt Nam phải là công trình sáng tạo khoa học và công nghệ đạt giải tại các cuộc thi do bộ, ngành, một số tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức từ năm 2014 trở lại đây.
2. Các công trình sáng tạo khoa học và công nghệ đạt giải tại các cuộc thi do các bộ, ngành, một số tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức từ năm 2013 trở về trước không thuộc đối tượng áp dụng của quy chế này.
3. Các cá nhân (tập thể) đoạt các giải thưởng quốc tế do các bộ, ngành giới thiệu.
Theo quy định nêu trên thì những đối tượng sau được tuyển chọn đưa vào Sách vàng Sáng tạo Việt Nam, gồm:
- Các công trình sáng tạo khoa học và công nghệ được tuyển chọn đưa vào Sách vàng Sáng tạo Việt Nam phải là công trình sáng tạo khoa học và công nghệ đạt giải tại các cuộc thi do bộ, ngành, một số tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức từ năm 2014 trở lại đây.
- Các cá nhân (tập thể) đoạt các giải thưởng quốc tế do các bộ, ngành giới thiệu.
Lưu ý: Các công trình sáng tạo khoa học và công nghệ đạt giải tại các cuộc thi do các bộ, ngành, một số tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức từ năm 2013 trở về trước không thuộc đối tượng áp dụng của quy chế này.
Việc tuyển chọn các đối tượng đưa vào Sách vàng Sáng tạo Việt Nam dựa trên nguyên tắc như thế nào?
Theo Điều 5 Quy chế tuyển chọn, biên tập, công bố và phát hành Sách vàng Sáng tạo Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 861/QĐ-MTTW-BTT năm 2016 quy định như sau:
Nguyên tắc tuyển chọn
1. Các công trình sáng tạo khoa học và công nghệ đã đạt giải thưởng được lựa chọn đưa vào Sách vàng Sáng tạo Việt Nam phải được các bộ, ngành, một số tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giới thiệu, đề nghị.
2. Việc tuyển chọn các công trình sáng tạo khoa học và công nghệ phải dân chủ, công khai, khách quan, khoa học; bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ của tác giả (nhóm tác giả).
3. Tổ chức tuyển chọn, biên tập, công bố và phát hành Sách vàng Sáng tạo Việt Nam phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, việc tuyển chọn các đối tượng đưa vào Sách vàng Sáng tạo Việt Nam dựa trên nguyên tắc như sau:
- Các công trình sáng tạo khoa học và công nghệ đã đạt giải thưởng được lựa chọn đưa vào Sách vàng Sáng tạo Việt Nam phải được các bộ, ngành, một số tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giới thiệu, đề nghị.
- Việc tuyển chọn các công trình sáng tạo khoa học và công nghệ phải dân chủ, công khai, khách quan, khoa học; bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ của tác giả (nhóm tác giả).
- Tổ chức tuyển chọn, biên tập, công bố và phát hành Sách vàng Sáng tạo Việt Nam phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam.
Những đối tượng nào được tuyển chọn đưa vào Sách vàng Sáng tạo Việt Nam? (Hình từ Internet)
Cơ cấu, số lượng đối tượng được tuyển chọn đưa vào Sách vàng Sáng tạo Việt Nam quy định như thế nào?
Theo Điều 4 Quy chế tuyển chọn, biên tập, công bố và phát hành Sách vàng Sáng tạo Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 861/QĐ-MTTW-BTT năm 2016 quy định cơ cấu, số lượng tuyển chọn đưa vào Sách vàng Sáng tạo Việt Nam như sau:
Cơ cấu, số lượng tuyển chọn
1. Các bộ: Khoa học và Công nghệ, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông - Vận tải, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Quốc phòng, Công an, Thông tin và Truyền thông, Lao động, Thương binh và Xã hội; các tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở Trung ương: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam: Mỗi cơ quan, tổ chức giới thiệu không quá 3 công trình sáng tạo khoa học và công nghệ.
2. Bộ Ngoại giao giới thiệu 2 công trình sáng tạo khoa học và công nghệ đã đạt giải thưởng của người Việt Nam ở nước ngoài trong 2 năm 2014, 2015.
3. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giới thiệu 1 công trình sáng tạo khoa học và công nghệ (do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố giới thiệu). Riêng thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mỗi địa phương giới thiệu không quá 4 công trình; các tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa mỗi địa phương giới thiệu không quá 2 công trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?