Những đối tượng nào được tham gia vào Hội Cựu giáo chức Việt Nam? Bộ máy quản lý và điều hành của Hội Cựu giáo chức Việt Nam được quy định như thế nào?
Những đối tượng nào sẽ được tham gia vào Hội Cựu giáo chức Việt Nam?
Theo Điều 2 Điều lệ Hội Cựu giáo chức Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 61/2004/QĐ-BNV có quy định như sau:
Tôn chỉ mục đích của Hội.
Hội Cựu giáo chức Việt Nam là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp của tất cả những người trước đây đã là nhà giáo, cán bộ, công nhân, nhân viên trong tất cả các trường học, các cơ sở và cơ quan giáo dục - đào tạo, Hội Cựu giáo chức Việt Nam được thành lập nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng, năng lực trí tuệ và phẩm chất tốt đẹp của Nhà giáo, tiếp tục góp phần thực hiện chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo phục vụ nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Tại Điều 6 Điều lệ Hội Cựu giáo chức Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 61/2004/QĐ-BNV quy định như sau:
Điều kiện trở thành Hội viên.
Tất cả những người trước đã là nhà giáo, cán bộ, công nhân, nhân viên trong các trường học, các cơ sở và cơ quan giáo dục - đào tạo tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện viết đơn gia nhập Hội, đều có thể trở thành hội viên của Hội.
Theo đó thì tất cả những người trước đã là nhà giáo, cán bộ, công nhân, nhân viên trong các trường học, các cơ sở và cơ quan giáo dục - đào tạo sẽ được tham gia vào hội viên của Hội Cựu giáo chức Việt Nam nếu như đáp ứng đủ điều kiện tại Điều 6 trên.
Hội Cựu giáo chức Việt Nam (Hình từ Internet)
Hội Cựu giáo chức Việt Nam có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Điều lệ Hội Cựu giáo chức Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 61/2004/QĐ-BNV quy định:
Nhiệm vụ của Hội.
1. Tập hợp, đoàn kết và đại diện cho tất cả cựu giáo chức cả nước, phát huy tiềm năng trí tuệ của hội viên tham gia các hoạt động giáo dục - đào tạo.
2. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên, tạo điều kiện để các cựu giáo chức tiếp tục giao lưu tình cảm nghề nghiệp, chăm sóc giúp đỡ nhau về tinh thần, vật chất, tương trợ nhau khi gặp khó khăn trong cuộc sống, giữ gìn và phát huy bản chất, truyền thống cách mạng của dân tộc, truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.
Các nhiệm vụ của Hội đó là:
- Tập hợp, đoàn kết và đại diện cho tất cả cựu giáo chức cả nước, phát huy tiềm năng trí tuệ của hội viên tham gia các hoạt động giáo dục - đào tạo.
- Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên, tạo điều kiện để các cựu giáo chức tiếp tục giao lưu tình cảm nghề nghiệp, chăm sóc giúp đỡ nhau về tinh thần, vật chất, tương trợ nhau khi gặp khó khăn trong cuộc sống, giữ gìn và phát huy bản chất, truyền thống cách mạng của dân tộc, truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.
Quyền của Hội Cựu giáo chức Việt Nam là gì?
Và theo Điều 5 Điều lệ Hội Cựu giáo chức Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 61/2004/QĐ-BNV quy định:
Quyền hạn của Hội.
1. Tham gia đề xuất, kiến nghị với cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp, các trường học, các cơ sở và cơ quan giáo dục - đào tạo về việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục - đào tạo.
2. Phối hợp với các trường học, các cơ sở và cơ quan giáo dục - đào tạo, các ban, ngành, đoàn thể nhân dân chăm lo giáo dục thế hệ trẻ và góp phần thực hiện: "Giáo dục cho mọi người", "Cả nước trở thành một xã hội học tập", thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa giáo dục.
3. Tham gia và phát triển quan hệ quốc tế với các tổ chức cùng nghề nghiệp, vì mục tiêu giáo dục, bảo vệ hòa bình và tiến bộ xã hội.
4. Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu hợp pháp theo quy định của pháp luật để tự trang trải kinh phí hoạt động.
5. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
6. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên.
7. Thực hiện các dịch vụ phục vụ hội viên và phát triển Hội theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Hội Cựu giáo chức Việt Nam hiện nay có 07 quyền hạn như đã nêu phía trên.
Quy định về bộ máy quản lý và điều hành của Hội Cựu giáo chức Việt Nam như thế nào?
Theo Điều 12 Điều lệ Hội Cựu giáo chức Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 61/2004/QĐ-BNV quy định:
Bộ máy quản lý và điều hành của Hội bao gồm:
- Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu hội viên.
- Ban Chấp hành, Thường vụ Ban Chấp hành.
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội.
- Ban Kiểm tra.
- Tổng thư ký, Phó Tổng thư ký Hội.
- Các đơn vị trực thuộc Hội, Văn phòng Hội, Ban Chuyên môn, cơ quan ngôn luận (báo, tạp chí), Trung tâm dịch vụ thông tin…
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?
- Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?