Những đối tượng nào được học tại trường dự bị đại học? Tài sản trường dự bị đại học thuộc sở hữu của cơ quan nào?
Những đối tượng nào được học tại trường dự bị đại học theo quy định?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường dự bị đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 24/2011/TT-BGDĐT có quy định về trường dự bị đại học cụ thể như sau:
Trường dự bị đại học
1. Trường dự bị đại học thuộc loại trường chuyên biệt. Nhà nước thành lập trường DBĐH cho con em dân tộc thiểu số, con em các gia đình dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhằm góp phần đào tạo tạo nguồn cán bộ cho các vùng này.
2. Trường DBĐH được ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách, lựa chọn bố trí cán bộ, giáo viên, nhân viên để đảm bảo việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.
3. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh của trường DBĐH được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước.
Theo quy định nêu trên thì trường dự bị đại học thuộc loại trường chuyên biệt.
Nhà nước thành lập trường dự bị đại học dành cho con em dân tộc thiểu số, con em các gia đình dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhằm góp phần đào tạo tạo nguồn cán bộ cho các vùng này.
Như vậy, con em dân tộc thiểu số, con em các gia đình dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là đối tượng được học tại trường dự bị đại học.
Những đối tượng nào được học tại trường dự bị đại học? Tài sản của trường dự bị đại học thuộc sở hữu của Hiệu trưởng nhà trường đúng không? (Hình từ Internet).
Tài sản trường dự bị đại học thuộc sở hữu của cơ quan nào?
Tài sản của trường dự bị đại học được quy định tại Điều 20 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường dự bị đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 24/2011/TT-BGDĐT như sau:
Quản lý và sử dụng tài sản
1. Tài sản của Trường DBĐH bao gồm:
a) Đất đai theo quy hoạch của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao cho trường quản lý;
b) Cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho giáo dục và NCKH, công trình xây dựng, kết quả hoạt động khoa học, trang thiết bị và những tài sản Nhà nước giao cho trường quản lý, sử dụng hoặc do trường đầu tư mua sắm, xây dựng để đảm bảo hoạt động giáo dục.
2. Tài sản của nhà trường thuộc sở hữu Nhà nước được quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật.
3. Ngoài việc bố trí kinh phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên tài sản hàng năm do Nhà nước cấp, trường có kế hoạch bổ sung kinh phí hợp lý từ nguồn thu của trường để đầu tư bổ sung. Việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất phục vụ sự nghiệp giáo dục phải tuân thủ các quy định hiện hành.
4. Hàng năm, trường DBĐH tổ chức kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản của trường và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Nhà nước.
Theo đó, tài sản của trường dự bị đại học bao gồm:
- Đất đai theo quy hoạch của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao cho trường quản lý;
- Cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho giáo dục và nghiên cứu khoa học, công trình xây dựng, kết quả hoạt động khoa học, trang thiết bị và những tài sản Nhà nước giao cho trường quản lý, sử dụng hoặc do trường đầu tư mua sắm, xây dựng để đảm bảo hoạt động giáo dục.
Và cũng theo quy định tại khoản 2 Điều này thì tài sản của nhà trường thuộc sở hữu Nhà nước được quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật.
Tài chính của trường dự bị đại học đến từ những nguồn nào?
Theo quy định tại Điều 21 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường dự bị đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 24/2011/TT-BGDĐT có quy định về nguồn tài chính của trường dự bị đại học như sau:
Nguồn tài chính của trường
1. Ngân sách Nhà nước cấp:
a) Ngân sách của Nhà nước cấp cho chi thường xuyên;
b) Kinh phí thực hiện các đề tài NCKH cấp Nhà nước, cấp bộ, chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ đột xuất khác được cấp có thẩm quyền giao;
c) Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động bồi dưỡng và NCKH theo dự án và kế hoạch hàng năm; vốn đối ứng do các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Kinh phí thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức.
2. Nguồn thu khác bao gồm:
a) Thu từ các hoạt động NCKH;
b) Thu từ hoạt động dịch vụ;
c) Thu tiền thanh lý, khấu hao tài sản mua sắm theo quy định;
d) Thu từ tài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà tặng của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
đ) Các nguồn thu hợp pháp khác.
Như vậy, nguồn tài chính của trường dự bị đại học theo quy định trên đến từ hai nguồn chính là ngân sách nhà nước cấp và từ nguồn thu khác.
Trong đó, ngân sách nhà nước cấp cho các hoạt động:
- Ngân sách của Nhà nước cấp cho chi thường xuyên;
- Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ, chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ đột xuất khác được cấp có thẩm quyền giao;
- Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học theo dự án và kế hoạch hàng năm; vốn đối ứng do các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Và, nguồn thu khác là các nguồn thu từ các hoạt động:
- Thu từ các hoạt động nghiên cứu khoa học;
- Thu từ hoạt động dịch vụ;
- Thu tiền thanh lý, khấu hao tài sản mua sắm theo quy định;
- Thu từ tài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà tặng của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Các nguồn thu hợp pháp khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?