Những đối tượng nào có thể tham gia chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sự phạm? Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm có cấu trúc chương trình như thế nào?
Mục tiêu cụ thể mà chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm hướng đến là gì?
Căn cứ khoản 2 Mục III Chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu cụ thể mà chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sự phạm hướng đến như sau:
"III. Mục tiêu chương trình bồi dưỡng
2. Mục tiêu cụ thể
2.1.1. Về phẩm chất nhà giáo
Tôn trọng, tin tưởng vào khả năng học tập và sự thay đổi tích cực của học sinh; sẵn sàng hỗ trợ học sinh trong học tập; cam kết nuôi dưỡng và phát huy tiềm năng của từng học sinh, sẵn sàng tư vấn học sinh về tâm lý học đường, phương pháp học tập tích cực và về lựa chọn, phát triển nghề nghiệp; yêu nghề, tận tâm với nghề; tin tưởng và tự hào về nghề dạy học; ý thức được sự cần thiết của việc tự học, tự nghiên cứu suốt đời đối với nhà giáo.
2.1.2. Về năng lực giáo dục
Thực hiện được các nhiệm vụ giáo dục đáp ứng các yêu cầu của trường phổ thông; thực hiện được công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức được hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh; biết cách phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
2.1.3. Về năng lực dạy học
Vận dụng được tri thức khoa học chuyên ngành để triển khai dạy học các nội dung của chương trình môn học cấp THCS/THPT; xây dựng được kế hoạch dạy học môn học cấp THCS/THPT đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông; xây dựng được kế hoạch bài học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh THCS/THPT và môi trường giáo dục; tổ chức được hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu môn học cấp THCS/THPT; đánh giá được quá trình và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu môn học cấp THCS/THPT; xây dựng và quản lý được hồ sơ dạy học; ứng dụng được công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học và quản lý học sinh.
2.1.4. Về năng lực định hướng sự phát triển học sinh
Tìm hiểu được đối tượng giáo dục; có khả năng tư vấn, tham vấn giáo dục, hỗ trợ học sinh phát triển cá nhân.
2.1.5. Về năng lực hoạt động xã hội
Thực hiện nghiêm túc những quy định về văn hóa ứng xử và về trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện; phòng, chống bạo lực học đường; tham gia có hiệu quả các hoạt động cộng đồng gắn với giáo dục; hướng dẫn được học sinh tham gia hoạt động cộng đồng gắn với giáo dục.
2.1.6. Về năng lực phát triển nghề nghiệp
Nhận thức đúng về phát triển nghề nghiệp của bản thân; tham gia có hiệu quả hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học; xây dựng được đề cương nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể trong thực tiễn giáo dục; xây dựng được kế hoạch phát triển nghề nghiệp của bản thân."
Theo đó, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sự phạm hướng đến các mục tiêu như: phẩm chất nhà giáo; năng lực giáo dục; năng lực dạy học; năng lực định hướng sự phát triển học sinh; năng lực hoạt động xã hội và năng lực phát triển nghề nghiệp.
Những đối tượng nào có thể tham gia chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sự phạm?
Những đối tượng nào có thể tham gia chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm?
Căn cứ Mục II Chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT quy định về đói tượng áp dụng như sau:
"II. Đối tượng áp dụng
1. Những người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với một trong các môn học của cấp THCS, cấp THPT có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS/THPT.
2. Các tổ chức và cá nhân liên quan có nhu cầu bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm."
Theo đó, các đối tượng có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với một trong các môn học của cấp THCS, cấp THPT có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS/THPT có thể tham gia chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Ngoài ra, các tổ chức và cá nhân liên quan có nhu cầu bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cũng có thể tham gia chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm có cấu trúc chương trình như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Mục IV Chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT quy định về cấu trúc chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sự phạm như sau:
"IV. Nội dung chương trình
1. Cấu trúc và thời lượng chương trình
1.1. Cấu trúc chương trình
Chương trình gồm khối học phần chung (phần A) và khối học phần nhánh: khối học phần dành cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với các môn học cấp THCS, có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS (phần B) hoặc người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với các môn học cấp THPT, có nguyện vọng trở thành giáo viên THPT (phần C).
1.2. Thời lượng chương trình
- Khối học phần chung: 17 tín chỉ (TC).
- Khối học phần nhánh: 17 TC nhánh THCS, 17 TC nhánh THPT."
Theo đó, chương trình gồm 03 phần học, bao gồm:
- Chương trình gồm khối học phần chung (phần A).
- Khối học phần nhánh dành cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với các môn học cấp THCS, có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS (phần B).
- Khối học phần nhánh người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với các môn học cấp THPT, có nguyện vọng trở thành giáo viên THPT (phần C).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?