Những điều ước quốc tế nào phải được phê duyệt? Ai có thẩm quyền phê duyệt những điều ước quốc tế này?
Những điều ước quốc tế nào phải được phê duyệt?
Căn cứ theo Điều 37 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về các loại điều ước quốc tế phải được phê duyệt như sau:
Các loại điều ước quốc tế phải được phê duyệt
Trừ trường hợp thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội, các điều ước quốc tế sau đây phải được phê duyệt:
1. Điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ có quy định phải phê duyệt hoặc phải hoàn thành thủ tục pháp lý theo quy định của mỗi nước để có hiệu lực;
2. Điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ có quy định trái với quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ.
Theo quy định trên, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội, các điều ước quốc tế sau phải được phê duyệt:
- Điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ có quy định phải phê duyệt hoặc phải hoàn thành thủ tục pháp lý theo quy định của mỗi nước để có hiệu lực;
- Điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ có quy định trái với quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ.
Tại khoản 1 Điều 29 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định Quốc hội phê chuẩn các loại điều ước quốc tế sau:
- Điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Điều ước quốc tế về việc thành lập, tham gia tổ chức quốc tế và khu vực nếu việc thành lập, tham gia, rút khỏi tổ chức đó ảnh hưởng đến chính sách cơ bản của quốc gia về đối ngoại, quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, tiền tệ;
- Điều ước quốc tế làm thay đổi, hạn chế hoặc chấm dứt quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội;
- Điều ước quốc tế có quy định trái với luật, nghị quyết của Quốc hội;
- Điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký với người đứng đầu Nhà nước khác.
Điều ước quốc tế (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền phê duyệt những điều ước quốc tế phải được phê duyệt?
Căn cứ theo Điều 38 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về Thẩm quyền phê duyệt, nội dung văn bản phê duyệt điều ước quốc tế như sau:
Thẩm quyền phê duyệt, nội dung văn bản phê duyệt điều ước quốc tế
1. Chính phủ phê duyệt điều ước quốc tế quy định tại Điều 37 của Luật này.
2. Văn bản phê duyệt điều ước quốc tế bao gồm những nội dung tương tự văn bản phê chuẩn điều ước quốc tế quy định tại khoản 3 Điều 29 của Luật này.
Như vậy, Chính phủ phê duyệt những điều ước quốc tế phải được phê duyệt nêu trên.
Cơ quan đề xuất trình Chính phủ quyết định phê duyệt điều ước quốc tế sau khi lấy ý kiến của ai?
Căn cứ theo Điều 39 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về đề xuất phê duyệt điều ước quốc tế như sau:
Đề xuất phê duyệt điều ước quốc tế
1. Cơ quan đề xuất trình Chính phủ quyết định phê duyệt điều ước quốc tế sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan.
2. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến.
Theo quy định trên, cơ quan đề xuất trình Chính phủ quyết định phê duyệt điều ước quốc tế sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan.
Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến.
Hồ sơ trình về việc phê duyệt điều ước quốc tế cần những giấy tờ gì?
Căn cứ theo Điều 40 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định như sau:
Hồ sơ trình về việc phê duyệt điều ước quốc tế
Hồ sơ trình Chính phủ về việc phê duyệt điều ước quốc tế bao gồm các tài liệu tương tự hồ sơ trình về việc phê chuẩn điều ước quốc tế quy định tại Điều 31 của Luật này.
Theo đó, hồ sơ trình Chính phủ về việc phê duyệt điều ước quốc tế bao gồm các tài liệu tương tự hồ sơ trình về việc phê chuẩn điều ước quốc tế quy định tại Điều 31 Luật Điều ước quốc tế 2016 gồm:
- Tờ trình của cơ quan trình, trong đó có đánh giá tác động của điều ước quốc tế đối với Việt Nam; kiến nghị về việc phê chuẩn, thời điểm phê chuẩn, nội dung bảo lưu, chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài, tuyên bố đối với điều ước quốc tế nhiều bên; kiến nghị về việc áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế.
- Ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức và kiến nghị biện pháp xử lý; dự kiến kế hoạch thực hiện điều ước quốc tế.
- Văn bản điều ước quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?