Những công trình đường sắt nào phải đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành trong quá trình khai thác, sử dụng?
- Những công trình đường sắt nào phải đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành trong quá trình khai thác, sử dụng?
- Kế hoạch đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình đường sắt do ai đề xuất?
- Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm gì khi được nhà nước cho thuê kết cấu hạ tầng đường sắt?
Những công trình đường sắt nào phải đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành trong quá trình khai thác, sử dụng?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 03/2021/TT-BGTVT quy định về đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình đường sắt trong quá trình khai thác, sử dụng như sau:
Đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình đường sắt trong quá trình khai thác, sử dụng
1. Công trình đường sắt có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp ảnh hưởng đến an toàn công trình theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng phải được tổ chức đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình đường sắt trong quá trình khai thác, sử dụng theo định kỳ hoặc đột xuất.
2. Nội dung đánh giá, trình tự thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
...
Theo quy định trên, công trình đường sắt có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp ảnh hưởng đến an toàn công trình theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng phải được tổ chức đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình đường sắt trong quá trình khai thác, sử dụng theo định kỳ hoặc đột xuất.
Nội dung đánh giá, trình tự thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình đường sắt (Hình từ Internet)
Kế hoạch đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình đường sắt do ai đề xuất?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 03/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
Đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình đường sắt trong quá trình khai thác, sử dụng
...
3. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt kiểm tra, theo dõi, đề xuất kế hoạch đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình, gửi Cục Đường sắt Việt Nam để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, kế hoạch đánh giá an toàn chịu lực và an toàn vận hành công trình đường sắt do doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt kiểm tra, theo dõi, đề xuất, gửi Cục Đường sắt Việt Nam để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo khoản 9 Điều 3 Thông tư 03/2021/TT-BGTVT giải thích thì Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia là đơn vị được nhà nước giao, cho thuê hoặc chuyển nhượng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm gì khi được nhà nước cho thuê kết cấu hạ tầng đường sắt?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 03/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
Xử lý đối với công trình đường sắt có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho khai thác, sử dụng
1. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt khi được nhà nước giao, cho thuê hoặc chuyển nhượng có trách nhiệm:
a) Thường xuyên theo dõi, tuần, gác, kiểm tra, quan trắc để kịp thời phát hiện công trình, bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình hư hỏng, xuống cấp về chất lượng, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng;
b) Khi phát hiện công trình đường sắt có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng phải có trách nhiệm báo cáo ngay về Cục Đường sắt Việt Nam; đồng thời thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Khi phát hiện hoặc nhận được báo cáo về công trình đường sắt có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng, Cục Đường sắt Việt Nam kiểm tra, đề xuất biện pháp xử lý để Bộ Giao thông vận tải quyết định.
3. Trường hợp công trình đường sắt xảy ra sự cố trong quá trình khai thác, sử dụng, việc giải quyết sự cố thực hiện theo quy định tại Chương VI Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt khi được nhà nước cho thuê kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm:
- Thường xuyên theo dõi, tuần, gác, kiểm tra, quan trắc để kịp thời phát hiện công trình, bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình hư hỏng, xuống cấp về chất lượng, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng;
- Khi phát hiện công trình đường sắt có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng phải có trách nhiệm báo cáo ngay về Cục Đường sắt Việt Nam.
Đồng thời thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị định 46/2015/NĐ-CP, tuy nhiên, quy định trên đã hết hiệu lực và được thay thế bởi khoản 1 Điều 40 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, cụ thể:
- Khi phát hiện hạng mục công trình, công trình có dấu hiệu nguy hiểm không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm:
+ Kiểm tra lại hiện trạng công trình;
+ Tổ chức kiểm định chất lượng công trình (nếu cần thiết);
+ Quyết định thực hiện các biện pháp khẩn cấp như hạn chế sử dụng công trình, ngừng sử dụng công trình, khoanh vùng nguy hiểm, di chuyển người và tài sản để bảo đảm an toàn nếu công trình có nguy cơ sập đổ;
+ Báo cáo ngay với chính quyền địa phương nơi gần nhất;
+ Sửa chữa những hư hỏng có nguy cơ làm ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, an toàn vận hành của công trình hoặc phá dỡ công trình khi cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?