Những cơ quan, tổ chức nào được bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự?
Những cơ quan, tổ chức nào được bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự?
Căn cứ quy định tại Điều 39 Nghị định 62/2015/NĐ-CP, những cơ quan, tổ chức nào được bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự gồm:
- Cơ quan nhà nước.
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan, đơn vị thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoạt động hoàn toàn bằng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp.
- Đơn vị sự nghiệp do nhà nước thành lập, được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động.
- Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang được nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động.
Thi hành án dân sự (Hình từ Internet)
Điều kiện được bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự là gì?
Quy định về điều kiện được bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thực hiện nghĩa vụ thi hành án dân sự tại Điều 40 Nghị định 62/2015/NĐ-CP như sau:
Điều kiện được bảo đảm tài chính để thi hành án
Cơ quan, tổ chức phải thi hành án thuộc diện được bảo đảm tài chính để thi hành án chỉ được ngân sách nhà nước bảo đảm tài chính để thi hành án sau khi đã yêu cầu người có lỗi thực hiện nghĩa vụ nhưng người đó chưa có khả năng thực hiện nghĩa vụ hoặc có nhưng số tiền đã nộp chỉ đáp ứng một phần nghĩa vụ thi hành án và cơ quan đó đã sử dụng khoản kinh phí tiết kiệm được từ nguồn kinh phí tự chủ được cấp nhưng vẫn không có khả năng thi hành án. Trường hợp nghĩa vụ thi hành án của cơ quan, tổ chức phát sinh do người thi hành công vụ gây ra thuộc điện bồi thường Nhà nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Theo đó, cơ quan tổ chức phải thi hành án thuộc diện được bảo đảm tài chính để thi hành án dân sự chỉ được ngân sách nhà nước bảo đảm tài chính để thi hành án sau khi:
- Đã yêu cầu người có lỗi thực hiện nghĩa vụ nhưng người đó chưa có khả năng thực hiện nghĩa vụ hoặc có nhưng số tiền đã nộp chỉ đáp ứng một phần nghĩa vụ thi hành án.
- Đã sử dụng khoản kinh phí tiết kiệm được từ nguồn kinh phí tự chủ được cấp nhưng vẫn không có khả năng thi hành án.
Hồ sơ đề nghị bảo đảm tài chính để thi hành án dân sự gồm những tài liệu nào?
Tài liệu trong hồ sơ đề nghị bảo đảm tài chính để thi hành án dân sự được quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư liên tịch 07/2016/TTLT-BTP-BTC như sau:
Thủ tục thực hiện bảo đảm tài chính để thi hành án
...
3. Hồ sơ đề nghị bảo đảm tài chính để thi hành án gồm:
a) Văn bản đề nghị được bảo đảm tài chính để thi hành án của cơ quan, tổ chức phải thi hành án gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Bản án, quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Quyết định thi hành án;
d) Văn bản kiến nghị của Hội đồng theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 3 của Thông tư này về mức hoàn trả và phương thức hoàn trả của người có lỗi gây ra thiệt hại.
đ) Báo cáo về tình hình thực hiện nghĩa vụ thi hành án của người có lỗi đã gây ra thiệt hại và của cơ quan, tổ chức phải thi hành án đã sử dụng khoản kinh phí tiết kiệm;
e) Biên bản thỏa thuận thanh toán bằng tiền đối với nghĩa vụ giao tài sản của các bên đương sự. Biên bản phải được lập thành văn bản, có chữ ký, đóng dấu (nếu có) của các bên đương sự và có xác nhận của Chấp hành viên phụ trách việc thi hành án.
Cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm ký hợp đồng thẩm định giá với tổ chức có chức năng thẩm định giá chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày các bên đương sự không thỏa thuận được việc thanh toán bằng tiền hoặc kể từ ngày các bên đương sự thỏa thuận được thanh toán bằng tiền nghĩa vụ giao tài sản theo bản án, quyết định. Cơ quan thi hành án có trách nhiệm gửi văn bản thẩm định giá cho cơ quan tài chính thẩm định hồ sơ bảo đảm tài chính.
Như vậy, hồ sơ đề nghị bảo đảm tài chính để thi hành án dân sự gồm những tài liệu sau:
(1) Văn bản đề nghị được bảo đảm tài chính để thi hành án của cơ quan, tổ chức phải thi hành án gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(2) Bản án, quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(3) Quyết định thi hành án.
(4) Văn bản kiến nghị của Hội đồng theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 3 của Thông tư này về mức hoàn trả và phương thức hoàn trả của người có lỗi gây ra thiệt hại.
(5) Báo cáo về tình hình thực hiện nghĩa vụ thi hành án của người có lỗi đã gây ra thiệt hại và của cơ quan, tổ chức phải thi hành án đã sử dụng khoản kinh phí tiết kiệm.
(6) Biên bản thỏa thuận thanh toán bằng tiền đối với nghĩa vụ giao tài sản của các bên đương sự (phải được lập thành văn bản, có chữ ký, đóng dấu (nếu có) của các bên đương sự và có xác nhận của Chấp hành viên phụ trách việc thi hành án).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?