Những ai sáng tạo tác phẩm sân khấu thuộc loại hình kịch dân ca được thanh toán nhuận bút theo doanh thu cuộc biểu diễn?
- Những ai sáng tạo tác phẩm sân khấu thuộc loại hình kịch dân ca được thanh toán nhuận bút theo doanh thu cuộc biểu diễn?
- Nhuận bút theo khung nhuận bút đối với tác phẩm sân khấu thuộc các loại hình kịch dân ca được quy định như thế nào?
- Nếu chuyển thể từ tác phẩm văn học sang kịch bản sân khấu thuộc loại hình kịch dân ca thì biên kịch chuyển thể được hưởng mức nhuận bút như thế nào?
Những ai sáng tạo tác phẩm sân khấu thuộc loại hình kịch dân ca được thanh toán nhuận bút theo doanh thu cuộc biểu diễn?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định về nhuận bút, thù lao theo doanh thu cuộc biểu diễn như sau:
Nhuận bút, thù lao theo doanh thu cuộc biểu diễn
Nhuận bút, thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm (%) doanh thu cuộc biểu diễn được chi trả cho các chức danh sáng tạo tác phẩm như sau:
1. Đối với tác phẩm sân khấu thuộc các loại hình tuồng, chèo, cải lương, kịch nói, kịch thơ, kịch dân ca, kịch câm, kịch hình thể và múa rối, chương trình nghệ thuật:
a) Biên kịch hưởng từ 4,20% đến 6,00% doanh thu;
b) Đạo diễn hưởng từ 3,50% đến 5,00% doanh thu;
c) Biên đạo múa hưởng từ 0,86% đến 1,25% doanh thu;
d) Nhạc sĩ (bao gồm sáng tác, phối khí, biên tập) hưởng từ 1,40% đến 2,00% doanh thu;
đ) Chỉ huy dàn nhạc sân khấu hưởng từ 0,70% đến 1,00% doanh thu;
e) Họa sĩ (bao gồm cả thiết kế sân khấu, phục trang, đạo cụ) hưởng từ 2,10% đến 3,00% doanh thu;
g) Người thiết kế ánh sáng hưởng từ 0,70% đến 1,00% doanh thu;
h) Người thiết kế âm thanh hưởng từ 0,35% đến 0,50% doanh thu;
i) Tác giả các trò rối, kỹ thuật múa rối, tạo hình con rối sáng tạo mới thì hưởng theo tỷ lệ thỏa thuận trong hợp đồng.
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định về hình thức thanh toán nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác như sau:
Hình thức thanh toán nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác
Bên sử dụng tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác thỏa thuận với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thanh toán mức nhuận bút, thù lao theo khung nhuận bút, thù lao hoặc theo tỷ lệ phần trăm (%) doanh thu cuộc biểu diễn.
Theo đó, bên sử dụng tác phẩm sân khấu thuộc loại hình kịch dân ca thỏa thuận với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thanh toán mức nhuận bút theo khung nhuận bút hoặc theo tỷ lệ phần trăm (%) doanh thu cuộc biểu diễn.
Nhuận bút tính theo tỷ lệ % doanh thu cuộc biểu diễn được chi trả cho các chức danh sáng tạo tác phẩm sân khấu thuộc loại hình kịch dân ca sau:
- Biên kịch; Đạo diễn; Biên đạo múa; Nhạc sĩ (bao gồm sáng tác, phối khí, biên tập); Chỉ huy dàn nhạc sân khấu; Họa sĩ (bao gồm cả thiết kế sân khấu, phục trang, đạo cụ); Người thiết kế ánh sáng; Người thiết kế âm thanh; Tác giả các trò rối, kỹ thuật múa rối, tạo hình con rối sáng tạo mới thì hưởng theo tỷ lệ thỏa thuận trong hợp đồng.
Nhuận bút theo khung nhuận bút đối với tác phẩm sân khấu thuộc các loại hình kịch dân ca được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhuận bút theo khung nhuận bút đối với tác phẩm sân khấu thuộc các loại hình kịch dân ca được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 21/2015/NĐ-CP, được đính chính bởi Công văn 230/CP-KGVX năm 2015 quy định về nhuận bút, thù lao theo khung nhuận bút, thù lao như sau:
Nhuận bút, thù lao theo khung nhuận bút, thù lao
1. Nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu thuộc các loại hình tuồng, chèo, cải lương, kịch nói, kịch thơ, kịch dân ca, kịch câm, kịch hình thể, múa rối và các thể loại tương tự khác, căn cứ vào quy mô, chất lượng được trả cho các chức danh sáng tạo tác phẩm như sau:
Theo đó, nhuận bút đối với tác phẩm sân khấu thuộc loại hình kịch dân ca căn cứ vào quy mô, chất lượng được trả cho các chức danh sáng tạo tác phẩm theo mức lương cơ sở được quy định cụ thể tại bảng trên.
Nếu chuyển thể từ tác phẩm văn học sang kịch bản sân khấu thuộc loại hình kịch dân ca thì biên kịch chuyển thể được hưởng mức nhuận bút như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Những quy định khác về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác
1. Trường hợp tác phẩm âm nhạc có cả nhạc và lời thì tác giả phần nhạc hưởng 70% và tác giả phần lời hưởng 30% mức nhuận bút đối với tác phẩm âm nhạc đó.
2. Trường hợp chuyển thể từ tác phẩm văn học sang kịch bản sân khấu thì biên kịch chuyển thể hưởng từ 50% đến 70% mức nhuận bút biên kịch của tác phẩm cùng thể loại và quy mô quy định tại Điều 10 Nghị định này, phần còn lại được trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng để làm tác phẩm chuyển thể.
...
Theo đó, trường hợp chuyển thể từ tác phẩm văn học sang kịch bản sân khấu thuộc loại hình kịch dân ca thì biên kịch chuyển thể hưởng từ 50% đến 70% mức nhuận bút biên kịch của tác phẩm cùng thể loại và quy mô, phần còn lại được trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng để làm tác phẩm chuyển thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Em trai đến nhà anh chị ruột chơi có phải thông báo lưu trú không? Anh chị ruột thực hiện thông báo lưu trú theo hình thức nào?
- Từ 1/12/2024 chính thức hết giảm thuế trước bạ ô tô 50% theo Nghị định 109? Thuế trước bạ ô tô từ 1/12/2024 ra sao?
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?