Những ai có thể trở thành Hội viên của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam? Thể thức vào Hội được quy định thế nào?
Những ai có thể trở thành Hội viên của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam?
Theo quy định tại Điều 10 Điều lệ Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (sửa đổi) phê duyệt kèm theo Quyết định 26/2005/QĐ-BNV về tiêu chuẩn của Hội viên như sau:
Tiêu chuẩn Hội viên:
1. Công dân Việt Nam hoạt động sân khấu có thành tích nghệ thuật đều được gia nhập Hội gồm:
- Diễn viên Kịch, Tuồng, Chèo, Cải lương, Ca kịch, Xiếc, Múa rối, Nhạc vũ kịch.
- Đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật ở các Nhà hát, các đơn vị biểu diễn sân khấu, các bộ môn sân khấu của Đài Phát thanh và Truyền hình.
- Tác giả kịch bản.
- Biên tập viên, trợ lý chỉ đạo nghệ thuật.
- Họa sĩ, chủ nhiệm trang trí và thiết kế mỹ thuật, chuyên gia hóa trang và phục trang.
- Nhạc sĩ nhạc công, chỉ huy dàn nhạc, chỉ huy hợp xướng, chuyên gia âm thanh sân khấu.
- Các nhà lý luận phê bình sân khấu.
- Cán bộ giảng dạy, người nghiên cứu lịch sử sân khấu và xã hội học sân khấu.
- Cán bộ quản lý sân khấu chuyên nghiệp, cán bộ chuyên trách phong trào sân khấu quần chúng và nhà hoạt động sân khấu không chuyên nghiệp có nhiều thành tích xuất sắc.
- Những nhà hoạt động sân khấu tuy không có những nghiệp vụ kể trên nhưng hoạt động của họ có tác động nhiều đến sự phát triển của sân khấu và được giới sân khấu thừa nhận.
2. Những người xin gia nhập Hội, đã hoạt động cho sân khấu từ 8 năm trở lên, có những thành tích nổi bật về nghệ thuật.
3. Hội viên tập thể: Các tổ chức sân khấu Việt Nam giạ nhập Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam với tư cách Hội viên tập thể và phải thực hiện thủ tục do Ban Chấp hành quy định.
Theo đó, Hội viên của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện sau:
+ Công dân Việt Nam hoạt động sân khấu có thành tích nghệ thuật.
+ Đã hoạt động cho sân khấu từ 8 năm trở lên, có những thành tích nổi bật về nghệ thuật.
Đối với Hội viên tập thể thì phải là các tổ chức sân khấu Việt Nam giạ nhập Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam với tư cách Hội viên tập thể và phải thực hiện thủ tục do Ban Chấp hành quy định.
Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (Hình từ Internet)
Hội viên của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam sẽ có những nhiệm vụ nào?
Căn cứ Điều 11 Điều lệ Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (sửa đổi) phê duyệt kèm theo Quyết định 26/2005/QĐ-BNV quy định về nhiệm vụ của Hội viên như sau:
Nhiệm vụ Hội viên:
1. Chấp hành nghiêm chỉnh điều lệ Hội, tích cực thực hiện những mục đích chủ trương, nghị quyết của Hội.
2. Không ngừng học tập, rèn luyện, đoàn kết giúp đỡ nhau để nâng cao trình độ nghề nghiệp.
3. Tích cực tham gia các hoạt động của Hội, của Liên chi hội, Chi hội, Tổ hội, đoàn kết, hợp tác với cơ quan văn hóa, văn nghệ Trung ương và địa phương.
4. Nộp Hội phí đều đặn (Hội phí 3 tháng một lần, mức cụ thể do Ban Chấp hành quy định).
Chi hội được giữ lại số hội phí của chi hội mình để chi cho các hoạt động của Chi hội.
Đối với hội viên độc lập, nơi chưa có Chi hội, Tổ hội thì nộp hội phí ở Tổ hội gần nhất.
Theo đó, Hội viên của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam sẽ có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 11 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ chấp hành nghiêm chỉnh điều lệ Hội, tích cực thực hiện những mục đích chủ trương, nghị quyết của Hội.
Thể thức vào Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam được quy định thế nào?
Theo Điều 13 Điều lệ Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (sửa đổi) phê duyệt kèm theo Quyết định 26/2005/QĐ-BNV quy định về thể thức vào Hội như sau:
Thể thức vào Hội:
1. Có đơn và hồ sơ hoạt động nghệ thuật (theo quy định của Ban Chấp hành).
2. Phải là Hội viên của Hội Văn học nghệ thuật địa phương.
3. Có 2 Hội viên giới thiệu và có ý kiến của Hội Văn học nghệ thuật địa phương.
4. Được Ban Thường vụ xét và ra quyết định kết nạp vào Hội.
Như vậy, người muốn trở thành Hội viên của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam thì phải có đơn và hồ sơ hoạt động nghệ thuật; phải là Hội viên của Hội Văn học nghệ thuật địa phương và đồng thời được 2 Hội viên giới thiệu và có ý kiến của Hội Văn học nghệ thuật địa phương.
Và người này được Ban Thường vụ xét và ra quyết định kết nạp vào Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?