Nhu cầu truy xuất nguồn gốc đối với chuỗi cung ứng rau quả tươi chủ yếu xuất phát từ đâu? Vật phẩm nào có thể truy xuất?

Tôi có câu hỏi là nhu cầu truy xuất nguồn gốc đối với chuỗi cung ứng rau quả tươi chủ yếu xuất phát từ đâu? Vật phẩm nào có thể truy xuất? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh T.P đến từ Đồng Nai.

Nhu cầu truy xuất nguồn gốc đối với chuỗi cung ứng rau quả tươi chủ yếu xuất phát từ đâu?

Tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12827:2023 thì nhu cầu truy xuất nguồn gốc đối với chuỗi cung ứng rau quả tươi chủ yếu xuất phát từ các quy định pháp luật và nhu cầu minh bạch trong chuỗi cung ứng.

- Tuân thủ các yêu cầu pháp luật

+ Truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo các yêu cầu pháp luật [1] cần áp dụng nguyên tắc “một bước trước - một bước sau” đối với thông tin về người tiêu dùng và nhà cung cấp. Do đó, có thể truy xuất nguồn gốc ở tất cả các giai đoạn trồng trọt, đóng gói (đóng gói lại), sơ chế và phân phối từ thu hoạch đến bán lẻ.

+ Trong các trường hợp cụ thể, có thể có các yêu cầu dữ liệu khác nhau và cũng có sự nhấn mạnh khác về các yêu cầu truy xuất nguồn gốc. Vì vậy, bên cạnh nguyên tắc “một bước trước - một bước sau”, có thể có các yêu cầu bổ sung (xem Điều 9).

- Dữ liệu truy xuất nguồn gốc có thể được sử dụng nhưng không giới hạn trong các vấn đề sau:

+ Cung cấp bằng chứng tuân thủ cho các cơ quan chức năng và đối tác thương mại;

+ Cung cấp dữ liệu cho người tiêu dùng;

+ Quản lý nhà cung ứng;

+ Hỗ trợ thu hồi sản phẩm.

rau quả tươi

Nhu cầu truy xuất nguồn gốc đối với chuỗi cung ứng rau quả tươi chủ yếu xuất phát từ đâu? Vật phẩm nào có thể truy xuất? (Hình từ Internet)

Vật phẩm nào trong chuỗi cung ứng rau quả tươi có thể truy xuất?

Vật phẩm nào trong chuỗi cung ứng rau quả tươi có thể truy xuất, thì theo quy định tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12827:2023 như sau:

Đối tượng truy xuất
5.1 Tổng quan về đối tượng truy xuất
Đối tượng truy xuất là đối tượng cần xác định trong đường đi của chuỗi cung ứng. Các đối tượng truy xuất bao gồm cả sản phẩm chưa bao gói và đã bao gói; thùng cac-tông, vật chứa tái sử dụng được dùng trong vận tải; phương tiện vận chuyển v.v...
Cơ sở sản xuất, kinh doanh phải xác định đối tượng truy xuất (vật phẩm có thể truy xuất). Vật phẩm có thể truy xuất có thể là:
- sản phẩm hoặc thương phẩm (ví dụ: hộp/thùng cac-tông, vật phẩm tiêu dùng);
- đơn vị logistic (ví dụ: pa-let, công-ten-nơ vận chuyển);
- chuyến hàng hoặc sự di chuyển của một sản phẩm hoặc thương phẩm;
- tài sản (ví dụ: túi, sọt, thùng tái sử dụng).
Phải có sự thống nhất giữa các đối tác thương mại về vật phẩm có thể truy xuất nhằm đảm bảo các bên cùng truy xuất một đối tượng. Mỗi đối tác thương mại phải xác định ít nhất một cấp độ vật phẩm có thể truy xuất cho từng chuyến hàng.

Theo đó, Vật phẩm trong chuỗi cung ứng rau quả tươi có thể truy xuất có thể là:

- sản phẩm hoặc thương phẩm (ví dụ: hộp/thùng cac-tông, vật phẩm tiêu dùng);

- đơn vị logistic (ví dụ: pa-let, công-ten-nơ vận chuyển);

- chuyến hàng hoặc sự di chuyển của một sản phẩm hoặc thương phẩm;

- tài sản (ví dụ: túi, sọt, thùng tái sử dụng).

Ai có quyền đưa ra yêu cầu truy xuất trong chuỗi cung ứng rau quả tươi?

Ai có quyền đưa ra yêu cầu truy xuất trong chuỗi cung ứng rau quả tươi, thì theo quy định tại tiết 5.2.2 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12827:2023 như sau:

Đối tượng truy xuất

5.2 Định danh đối tượng truy xuất
...
5.2.1 Nguyên tắc truy xuất nguồn gốc
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung ứng rau quả tươi phải đáp ứng các yêu cầu chung quy định trong TCVN 12850.
b) Tất cả vật phẩm có thể truy xuất nguồn gốc phải được định danh theo 4.3 của TCVN 12850 và thông tin này được chia sẻ cho tất cả các đối tác chịu ảnh hưởng trong chuỗi cung ứng.
c) Việc định danh các sản phẩm để truy xuất nguồn gốc ít nhất cần:
- ấn định một GTIN đơn nhất;
CHÚ THÍCH: Xem Hướng dẫn của GS1 về việc ấn định GTIN cho rau quả tươi [16].
- ấn định mã số lô/mẻ (hoặc số xê-ri).
d) Khi một sản phẩm được định hình lại và/hoặc bao gói lại, sản phẩm mới phải được ấn định một mã định danh sản phẩm đơn nhất mới (ví dụ: GTIN + số lô/mẻ khi phối trộn). Cần duy trì mối liên kết giữa sản phẩm mới và đầu vào ban đầu của nó.
5.2.2 Chuẩn bị cho việc thu hồi sản phẩm
Mọi đối tác thương mại có thể đưa ra yêu cầu truy xuất hoặc thu hồi. Các yêu cầu truy xuất hoặc thu hồi có hiệu lực đòi hỏi các vật phẩm nghi ngờ được định danh bằng mã định danh đơn nhất.
Để đảm bảo việc chuẩn bị sẵn sàng trong trường hợp xảy ra sự cố, mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh cần có sẵn một đội truy xuất nguồn gốc và diễn tập việc thu hồi để kiểm tra tại chỗ đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc.

Như vậy, theo quy định trên thì mọi đối tác thương mại có thể đưa ra yêu cầu truy xuất hoặc thu hồi.

Các yêu cầu truy xuất hoặc thu hồi có hiệu lực đòi hỏi các vật phẩm nghi ngờ được định danh bằng mã định danh đơn nhất.

Truy xuất nguồn gốc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong chợ đầu mối, chợ đấu giá nông lâm thủy sản được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thuốc lá đang chế biến là gì? Truy xuất nguồn gốc thuốc lá trong quá trình sản xuất bằng phương pháp nào?
Pháp luật
Dược mỹ phẩm là gì? Nguyên tắc chung khi truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng dược mỹ phẩm theo quy định?
Pháp luật
Người kinh doanh thực phẩm thực hiện việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn trong trường hợp nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo tình hình triển khai hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa mới nhất 2024 ra sao?
Pháp luật
Thông tư 02/2024/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa ra sao?
Pháp luật
Hoạt động quản lý nhà nước đối với việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa từ ngày 1/6/2024 ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12850:2019 về Truy xuất nguồn gốc - Yêu cầu chung đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc ra sao?
Pháp luật
Truy xuất nguồn gốc bên ngoài của chuỗi cung ứng thịt gia súc và gia cầm là gì? Việc truy xuất này phải đảm bảo yêu cầu chung nào?
Pháp luật
Yêu cầu về tài liệu, hồ sơ để đánh giá hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại điểm kiểm soát được quy định thế nào?
Pháp luật
Việc truy xuất nguồn gốc từ đầu đến cuối chuỗi cung ứng sữa và sản phẩm sữa phải thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Truy xuất nguồn gốc
538 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Truy xuất nguồn gốc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Truy xuất nguồn gốc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào