Nhóm trẻ độc lập quy mô tối đa 07 trẻ được phép nhận trẻ từ bao nhiêu tuổi? Chủ nhóm trẻ độc lập quy mô tối đa 07 trẻ cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì theo quy định?

Cho tôi hỏi, nhóm trẻ độc lập quy mô tối đa 07 trẻ được phép nhận trẻ từ bao nhiêu tuổi? Chủ nhóm trẻ độc lập quy mô tối đa 07 trẻ cần đáp ứng những tiêu chuẩn và có nhiệm vụ quyền hạn gì theo quy định hiện nay? Người chăm sóc trẻ trong nhóm trẻ độc lập quy mô tối đa 07 trẻ có nhiệm vụ quyền hạn gì trong nhóm trẻ? Trên đây là câu hỏi của bạn Nhật Hà đến từ Bình Dương.

Nhóm trẻ độc lập quy mô tối đa 07 trẻ được phép nhận trẻ từ bao nhiêu tuổi?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Quy chế Ban hành kèm theo Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:

Tổ chức nhóm trẻ
1. Trẻ em trong nhóm trẻ độc lập quy mô tối đa 07 trẻ có độ tuổi từ 03 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi.
2. Một người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em được trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tối đa 02 trẻ em từ 03 - 12 tháng tuổi hoặc tối đa 03 trẻ em từ 12 - 36 tháng tuổi.
3. Mỗi nhóm trẻ có không quá 01 trẻ em khuyết tật.

Theo đó, trẻ em trong nhóm trẻ độc lập quy mô tối đa 07 trẻ có độ tuổi từ 03 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi.

Nhóm trẻ

Nhóm trẻ độc lập quy mô tối đa 07 trẻ (Hình từ Internet)

Chủ nhóm trẻ độc lập quy mô tối đa 07 trẻ cần đáp ứng những tiêu chuẩn và có nhiệm vụ quyền hạn gì theo quy định hiện nay?

Căn cứ theo Điều 6 Quy chế Ban hành kèm theo Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT quy định về chủ nhóm trẻ như sau:

Chủ nhóm trẻ
1. Chủ nhóm trẻ là cá nhân đứng tên xin phép thành lập nhóm trẻ độc lập quy mô tối đa 07 trẻ.
2. Tiêu chuẩn
- Là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Phẩm chất, đạo đức tốt;
- Dưới 65 tuổi;
- Sức khỏe tốt;
- Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn
a) Nhiệm vụ
- Chỉ đạo, điều hành hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
- Đối xử công bằng, tôn trọng trẻ em và người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
- Chỉ đạo, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, phòng chống tai nạn thương tích;
- Đầu tư và quản lý cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, học liệu, tài liệu phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
- Bảo đảm các chế độ, chính sách cho trẻ em và người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo quy định;
- Thực hiện công khai theo quy định.
b) Quyền hạn
- Được ký hợp đồng lao động với người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo quy định;
- Được đồng thời làm người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em nếu đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định;
- Được phép thỏa thuận mức học phí với cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ em;
- Được tham gia các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý;
- Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định.

Theo đó, chủ nhóm trẻ là cá nhân đứng tên xin phép thành lập nhóm trẻ độc lập quy mô tối đa 07 trẻ.

Chủ nhóm trẻ độc lập quy mô tối đa 07 trẻ cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

- Là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Phẩm chất, đạo đức tốt;

- Dưới 65 tuổi;

- Sức khỏe tốt;

- Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.

Nhiệm vụ và quyền hạn của chủ nhóm trẻ độc lập quy mô tối đa 07 trẻ theo quy định cụ thể nêu trên.

Người chăm sóc trẻ trong nhóm trẻ độc lập quy mô tối đa 07 trẻ có nhiệm vụ quyền hạn gì trong nhóm trẻ?

Căn cứ theo Điều 7 Quy chế Ban hành kèm theo Thông tư 49/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:

Người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
1. Người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhóm trẻ độc lập quy mô tối đa 07 trẻ theo sự thỏa thuận, phân công của chủ nhóm trẻ.
2. Tiêu chuẩn người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhóm trẻ độc lập quy mô tối đa 07 trẻ thực hiện theo quy định của Chính phủ về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn
a) Nhiệm vụ
- Bảo vệ an toàn về thể chất và tinh thần của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhóm trẻ độc lập quy mô tối đa 07 trẻ;
- Thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non;
- Đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em;
- Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em; chủ động phối hợp với gia đình của trẻ em để thực hiện mục tiêu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
- Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
- Thực hiện quy định của nhóm trẻ độc lập quy mô tối đa 07 trẻ và các quy định khác của pháp luật.
b) Quyền hạn
- Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể; được hưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định;
- Được tự chủ thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; được bảo đảm các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
- Được hưởng chế độ tiền công, tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội và các chế độ khác theo quy định của pháp luật;
- Được tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật (nếu tiếp nhận trẻ khuyết tật).
- Được khen thưởng, tặng danh hiệu thi đua và các danh hiệu khác theo quy định;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, người nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhóm trẻ độc lập quy mô tối đa 07 trẻ theo sự thỏa thuận, phân công của chủ nhóm trẻ.

Nhiệm vụ và quyền hạn của người chăm sóc trẻ trong nhóm trẻ độc lập quy mô tối đa 07 trẻ được quy định cụ thể như trên.

Giáo dục mầm non
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Điều kiện bảo đảm phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi được quy định như thế nào?
Pháp luật
Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Tải về mẫu thông báo nộp học phí trường mầm non mới nhất? Giáo viên mần non có mức lương bao nhiêu?
Pháp luật
Ủy ban nhân dân huyện có được quyền ban hành kế hoạch thời gian năm học 2022-2023 đối với giáo dục mầm non hay không?
Pháp luật
Tuyệt đối không dạy trước chương trình lớp một cho trẻ em 5 tuổi dưới mọi hình thức có đúng không?
Pháp luật
Đã có Công văn 4868 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non từ 29/8/2024 thế nào?
Pháp luật
Ngày công bố điểm trúng tuyển cao đẳng mầm non là ngày bao nhiêu? Cơ sở đào tạo công bố điểm trúng tuyển cao đẳng vào các ngành như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức hoạt động ở cơ sở giáo dục mầm non mà chưa được cho phép thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Điều chỉnh đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non có hạn chót là ngày nào?
Pháp luật
Công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào khối ngành đào tạo giáo viên có cấp chứng chỉ hành nghề cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non là khi nào?
Pháp luật
Ngưỡng đầu vào nhóm ngành sức khỏe, đào tạo giáo viên và ngành Giáo dục Mầm non 2024 thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo dục mầm non
5,347 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giáo dục mầm non

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giáo dục mầm non

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào