Nhiệt độ bảo quản vắc xin trong buổi tiêm chủng phải đảm bảo bao nhiêu độ? Theo dõi nhiệt độ bảo quản vắc xin khi vận chuyển bằng dụng cụ gì?
- Nhiệt độ bảo quản vắc xin trong buổi tiêm chủng phải đảm bảo bao nhiêu độ?
- Theo dõi nhiệt độ bảo quản vắc xin trong quá trình vận chuyển bằng dụng cụ gì?
- Bảo dưỡng thiết bị dây chuyền lạnh có giúp bảo quản vắc xin hay không?
- Kết thúc buổi tiêm chủng thực hiện bảo quản như thế nào đối với những lọ vắc xin chưa sử dụng hết?
Nhiệt độ bảo quản vắc xin trong buổi tiêm chủng phải đảm bảo bao nhiêu độ?
Theo quy định về bảo quản vắc xin trong buổi tiêm chủng tại Điều 5 Thông tư 34/2018/TT-BYT như sau:
Bảo quản vắc xin trong buổi tiêm chủng
1. Sử dụng phích vắc xin, hòm lạnh hoặc tủ lạnh để bảo quản vắc xin trong suốt buổi tiêm chủng theo quy định tại các điểm a, b, c và điểm đ khoản 1 Điều 4 Thông tư này và phải bảo đảm nhiệt độ từ +2°C đến +8°C.
2. Những lọ vắc xin chưa mở sau buổi tiêm chủng cần được tiếp tục bảo quản trong thiết bị dây chuyền lạnh và sử dụng trước vào buổi tiêm chủng kế tiếp.
Dẫn chiếu đến quy định tại các điểm a, b, c và điểm đ khoản 1 Điều 4 Thông tư 34/2018/TT-BYT như sau:
Bảo quản vắc xin và dung môi trong thiết bị dây chuyền lạnh
1. Bảo quản vắc xin:
Vắc xin phải được bảo quản theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 104/2016/NĐ-CP) và các quy định cụ thể sau đây:
a) Vắc xin phải được bảo quản riêng trong thiết bị dây chuyền lạnh, không bảo quản chung với các sản phẩm khác;
b) Sắp xếp vắc xin đúng, vị trí, tránh làm đông băng vắc xin;
c) Bảo đảm vệ sinh khi thực hiện thao tác với hộp, lọ vắc xin;
...
đ) Đối với vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng: Ngoài việc thực hiện các quy định tại các điểm a, b, c, d Khoản này, phải có thiết bị cảnh báo nhiệt độ buồng lạnh, có nhật ký tự động ghi lại nhiệt độ đối với kho bảo quản vắc xin trong tiêm chủng mở rộng của trung ương và khu vực; có nhiệt kế và chỉ thị đông băng điện tử đối với kho hoặc tủ lạnh bảo quản vắc xin của tuyến tỉnh và tuyến huyện; có nhiệt kế đối với tủ lạnh, hòm lạnh hoặc phích vắc xin của tuyến xã.
Như vậy, vắc xin phải được bảo quản lạnh bằng các thiết bị chuyên dụng trong suốt quá trình tiêm chủng và phải đảm bảo nhiệt độ từ +2°C đến +8°C.
Những lọ vắc xin chưa mở sau buổi tiêm chủng cần được tiếp tục bảo quản trong thiết bị dây chuyền lạnh và sử dụng trước vào buổi tiêm chủng kế tiếp.
Hoạt động tiêm chủng vắc xin (Hình từ Internet)
Theo dõi nhiệt độ bảo quản vắc xin trong quá trình vận chuyển bằng dụng cụ gì?
Căn cứ theo quy định về vận chuyển vắc xin tại Điều 6 Thông tư 34/2018/TT-BYT như sau:
Vận chuyển vắc xin
1. Việc vận chuyển vắc xin thực hiện theo quy định tại các điểm b, d khoản 1 Điều 8 Nghị định số 104/2016/NĐ-CP.
2. Bảo quản vắc xin trong quá trình vận chuyển thực hiện theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 4 Thông tư này; Phải duy trì nhiệt độ bảo quản liên tục, phù hợp đối với từng loại vắc xin theo hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hoặc tờ hướng dẫn sử dụng vắc xin trong suốt quá trình vận chuyển.
3. Vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng phải theo dõi nhiệt độ bằng nhiệt kế và chỉ thị đông băng điện tử, ghi lại nhiệt độ trong suốt quá trình vận chuyển đối với tuyến trung ương, khu vực và tỉnh. Đối với tuyến huyện và tuyến xã phải thực hiện theo dõi nhiệt độ trong suốt quá trình vận chuyển bằng nhiệt kế.
Như vậy, việc theo dõi nhiệt độ bảo quản vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng phải sử dụng nhiệt kế và chỉ thị đông băng điện tử, ghi lại nhiệt độ trong suốt quá trình vận chuyển đối với tuyến trung ương, khu vực và tỉnh.
Đối với tuyến huyện và tuyến xã phải thực hiện theo dõi nhiệt độ trong suốt quá trình vận chuyển bằng nhiệt kế.
Bảo dưỡng thiết bị dây chuyền lạnh có giúp bảo quản vắc xin hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 34/2018/TT-BYT bị thay thế bởi khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP như sau:
Bảo dưỡng thiết bị dây chuyền lạnh, giám sát việc bảo quản vắc xin trong dây chuyền lạnh
1. Thiết bị dây chuyền lạnh phải được kiểm tra thường xuyên, theo dõi tình trạng hoạt động, bảo dưỡng định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, được sửa chữa hoặc thay thế phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất bảo đảm vắc xin luôn được lưu giữ ở đúng nhiệt độ trong suốt quá trình bảo quản, vận chuyển và sử dụng theo hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hoặc tờ hướng dẫn sử dụng vắc xin.
2. Thực hiện bảo dưỡng định kỳ và hiệu chuẩn định kỳ thiết bị dây chuyền lạnh, thiết bị theo dõi nhiệt độ bảo quản vắc xin theo quy định của Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quản lý thiết bị y tế.
Như vậy, việc bảo dưỡng thiết bị dây chuyền lạnh bằng cách kiểm tra thường xuyên, theo dõi tình trạng hoạt động, bảo dưỡng định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, được sửa chữa hoặc thay thế phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất bảo đảm bảo quản vắc xin ở đúng nhiệt độ trong suốt quá trình vận chuyển và sử dụng theo hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hoặc tờ hướng dẫn sử dụng vắc xin.
Kết thúc buổi tiêm chủng thực hiện bảo quản như thế nào đối với những lọ vắc xin chưa sử dụng hết?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 7 Điều 11 Thông tư 34/2018/TT-BYT như sau:
Thực hiện tiêm chủng
...
7. Kết thúc buổi tiêm chủng:
a) Bảo quản vắc xin, dung môi còn nguyên lọ theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;
b) Bơm kim tiêm chưa sử dụng phải được bảo quản theo quy định để dùng lần sau;
c) Các lọ vắc xin nhiều liều đã mở nhưng chưa sử dụng hết và các lọ đã sử dụng hết sau buổi tiêm chủng thì xử lý theo quy định tại Thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Liên Bộ Y tế, Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế;
d) Đối với các trường hợp trì hoãn tiêm chủng trong tiêm chủng mở rộng phải sắp xếp tiêm bù ngay trong tháng.
Như vậy, đối với những lọ vắc xin chưa sử dụng hết sau khi kết thúc buổi tiêm chủng thì xử lý theo quy định tại Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT (đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Thông tư 20/2021/TT-BYT của Bộ Y tế về quản lý chất thải y tế).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người dân có thể làm thẻ căn cước tại nơi tạm trú được không? Đổi Căn cước công dân sang thẻ căn cước, có phải làm lại giấy tờ?
- Mẫu hợp đồng mua bán, thuê mua công trình xây dựng phục vụ cho mục đích du lịch, lưu trú mới nhất?
- Động vật nghiệp vụ là gì? Đơn vị huấn luyện động vật nghiệp vụ cần phải đáp ứng những yêu cầu gì?
- Hướng dẫn lập chứng từ thu, chi tiền mặt dưới dạng dữ liệu điện tử và thực hiện lưu trữ trên các phương tiện điện tử theo Công văn 2974/CTĐLA-TTHT?
- Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại? Chi phí đầu tư vào đất còn lại là một phần hay toàn bộ khoản chi phí được bồi thường?