Nhiệm vụ và quyền hạn của Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn trong việc đào tạo, bồi dưỡng?
Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước hay không?
Vị trí và chức năng của Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn được quy định tại Điều 1 Quyết định 1129/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 như sau:
Vị trí và chức năng
1. Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn được thành lập mới trên cơ sở sắp xếp, kiện toàn lại Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II. Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn (sau đây gọi tắt là Trường) là cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức, hoạt động theo quy định của Đảng và quy định của pháp luật. Trường là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tư cách pháp nhân, con dấu riêng (bao gồm cả con dấu nổi), được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng để hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, hợp tác quốc tế và truyền thông, tư vấn và dịch vụ về chính sách công và phát triển nông thôn phục vụ quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
...
Theo đó, Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước và Ngân hàng để hoạt động theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn trong việc đào tạo, bồi dưỡng? (hình từ internet)
Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn có bao nhiêu phòng chức năng?
Cơ cấu tổ chức của Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn được quy định tại Điều 3 Quyết định 1129/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Trường:
a) Lãnh đạo Trường có Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định;
b) Hiệu trưởng điều hành toàn bộ hoạt động của Trường, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trước pháp luật về các hoạt động của Trường; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức không có tư cách pháp nhân, gồm: Phòng, Khoa, Trung tâm thuộc Trường; ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức có tư cách pháp nhân sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Bộ; chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường; bố trí viên chức phù hợp với nhiệm vụ được giao và đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt;
c) Phó Hiệu trưởng giúp Hiệu trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo phân công của Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công phụ trách hoặc ủy quyền.
2. Hội đồng Trường được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật và giai đoạn phát triển của Trường.
3. Các Phòng chức năng:
a) Phòng Tổ chức, Hành chính;
b) Phòng Đào tạo;
c) Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế;
d) Phòng Tài chính, Kế toán.
4. Các Khoa:
a) Khoa Chính sách công;
b) Khoa Phát triển nông thôn;
d) Khoa Quản trị kinh doanh nông nghiệp.
...
Theo quy định này thì trường Chính sách công và Phát triển nông thôn có 04 phòng chức năng, gồm:
- Phòng Tổ chức, Hành chính;
- Phòng Đào tạo;
- Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế;
- Phòng Tài chính, Kế toán.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn trong việc đào tạo, bồi dưỡng quy định thế nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn trong việc đào tạo, bồi dưỡng quy định tại khoản 5 Điều 2 Quyết định 1129/QĐ-BNN-TCCB năm 2023, cụ thể như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
5. Đào tạo, bồi dưỡng:
a) Khoa học chính sách công, quản lý công trong nông nghiệp và phát triển nông thôn;
b) Phát triển nông thôn; xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; ngành nghề nông thôn; du lịch nông thôn; khuyến nông; chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và các chương trình khác có liên quan;
c) Quản trị kinh doanh nông nghiệp; quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại; phát triển thị trường nông sản; chuỗi giá trị ngành hàng nông, lâm, thủy, hải sản và diêm nghiệp; quản lý chất lượng nông sản; chế biến, bảo quản nông sản;
d) Tập huấn cho nông dân, cư dân nông thôn có năng lực tổ chức sản xuất tiên tiến, nếp sống văn minh, trách nhiệm xã hội, tôn trọng pháp luật, bảo vệ môi trường;
đ) Đề xuất và triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng các chính sách đảm bảo phúc lợi cho nông dân;
e) Công chức, viên chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, lãnh đạo quản lý cấp phòng và tương đương theo phân công của Bộ;
g) Công chức, viên chức và các đối tượng khác có nhu cầu theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn liên quan đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?