Nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng Cảnh sát cơ động khi thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát được quy định như thế nào?
Chức năng của Cảnh sát cơ động được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Luật Cảnh sát cơ động 2022 quy định:
Vị trí, chức năng của Cảnh sát cơ động
Cảnh sát cơ động là lực lượng vũ trang nhân dân thuộc Công an nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Như vậy, lực lượng Cảnh sát cơ động là đơn vị xung kích trong công tác đảm bảo an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội của đất nước ngày càng phát triển.
Cảnh sát cơ động (Hình từ Internet)
Cảnh sát cơ động khi thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát có nhiệm vụ gì?
Trong hoạt động của Cảnh sát cơ động có nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự, cụ thể Cảnh sát cơ động sẽ có các nhiệm vụ sau tại Điều 9 Luật Cảnh sát cơ động 2022 quy định như sau:
- Tham mưu với Bộ trưởng Bộ Công an về biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; xây dựng Cảnh sát cơ động cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
- Sử dụng biện pháp vũ trang là chủ yếu để chống hành vi bạo loạn, khủng bố.
- Sử dụng biện pháp vũ trang và các biện pháp công tác khác để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
+ Tấn công, ngăn chặn đối tượng thực hiện hành vi bắt cóc con tin, sử dụng bạo lực xâm phạm, đe dọa xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tổ chức;
+ Giải tán các vụ việc tập trung đông người gây rối an ninh, trật tự;
+ Bảo vệ sự kiện, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội và bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt;
+ Tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự.
- Xây dựng, diễn tập phương án để thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình xây dựng và thực hiện phương án của Cảnh sát cơ động.
- Huấn luyện, bồi dưỡng điều lệnh, quân sự, võ thuật, kỹ thuật, chiến thuật đối với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động và cán bộ, chiến sĩ, học viên trong Công an nhân dân; chủ trì, phối hợp huấn luyện công tác phòng, chống khủng bố cho lực lượng chuyên trách và lực lượng được huy động tham gia chống khủng bố; tham gia huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ thuộc các Bộ, ngành, địa phương theo quy định của pháp luật.
- Quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
- Thực hiện nghi lễ trong Công an nhân dân và các sự kiện quan trọng theo quy định.
- Phối hợp, hỗ trợ các lực lượng trong Công an nhân dân và cơ quan, tổ chức, đơn vị, các lực lượng khác trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống, khắc phục thảm họa, thiên tai, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Công an nhân dân và quy định của pháp luật có liên quan.
Quyền hạn của Cảnh sát cơ động khi thực hiện hoạt động tuần tra, kiểm soát được pháp luật quy định như thế nào?
Quyền hạn của Cảnh sát cơ động theo Điều 10 Luật Cảnh sát cơ động 2022 quy định như sau:
- Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định tại Điều 15 của Luật này.
- Được mang theo người vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ vào cảng hàng không, lên tàu bay dân sự để làm nhiệm vụ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Chống khủng bố, giải cứu con tin; trấn áp đối tượng thực hiện hành vi nguy hiểm có sử dụng vũ khí, vật liệu nổ;
+ Bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt; áp giải bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;
+ Sử dụng tàu bay do cấp có thẩm quyền huy động riêng cho Cảnh sát cơ động để kịp thời cơ động giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự.
- Ngăn chặn, vô hiệu hóa tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ trực tiếp tấn công, đe dọa tấn công hoặc xâm phạm mục tiêu bảo vệ của Cảnh sát cơ động trong phạm vi khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- Xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự của cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam theo quy định tại Điều 16 của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan.
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp sơ đồ, thiết kế của công trình, trụ sở, nhà ở, phương tiện, trừ công trình quốc phòng, khu quân sự, phương tiện thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng; được vào trụ sở cơ quan, tổ chức, chỗ ở của cá nhân theo quy định tại Điều 13 của Luật này để chống khủng bố, giải cứu con tin.
- Các quyền hạn khác theo quy định của Luật Công an nhân dân và quy định của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?