Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
- Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính bao gồm những ai?
- Kiện toàn thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính trong nhiệm kỳ như thế nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
Theo Điều 4 Thông tư 11/2023/TT-BTC quy định như sau
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.
Dẫn chiếu đến khoản 3 Điều 7 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hội đồng quản lý
...
3. Hội đồng quản lý là đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau: Quyết định về chiến lược, kế hoạch trung hạn và hàng năm của đơn vị; quyết định chủ trương đầu tư mở rộng hoạt động, thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc; quyết định chủ trương về tổ chức bộ máy, nhân sự (trừ số lượng người làm việc thực hiện theo quy định của pháp luật về viên chức); thông qua quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị để trình cấp có thẩm quyền quyết định; thông qua báo cáo quyết toán tài chính hàng năm, thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, việc triển khai quy chế dân chủ, quyết định các vấn đề quan trọng khác của đơn vị theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Quyết định về chiến lược, kế hoạch trung hạn và hàng năm của đơn vị;
- Quyết định chủ trương đầu tư mở rộng hoạt động, thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc;
- Quyết định chủ trương về tổ chức bộ máy, nhân sự (trừ số lượng người làm việc thực hiện theo quy định của pháp luật về viên chức);
- Thông qua quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị để trình cấp có thẩm quyền quyết định;
- Thông qua báo cáo quyết toán tài chính hàng năm, thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, việc triển khai quy chế dân chủ, quyết định các vấn đề quan trọng khác của đơn vị theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì? (hình từ internet)
Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính bao gồm những ai?
Theo Điều 5 Thông tư 11/2023/TT-BTC quy định như sau
Cơ cấu, nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý
1. Cơ cấu Hội đồng quản lý gồm:
a) Đại diện cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập, gồm đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có).
b) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
c) Viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập.
d) Đại diện tổ chức, đơn vị liên quan.
2. Số lượng thành viên Hội đồng quản lý từ 05 đến 11 người, gồm Chủ tịch Hội đồng quản lý, Thư ký Hội đồng quản lý và các thành viên Hội đồng quản lý. Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, Hội đồng quản lý có thể có Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý. Số lượng, cơ cấu thành viên Hội đồng quản lý của từng đơn vị sự nghiệp công lập cụ thể do do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập quyết định.
Chủ tịch Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập lựa chọn, bổ nhiệm từ đại diện lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc đại diện cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập.
Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (nếu có), Thư ký Hội đồng quản lý và các thành viên Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm.
3. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý không quá 05 (năm) năm.
Như vậy, hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính bao gồm:
- Đại diện cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập, gồm đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có).
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
- Viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Đại diện tổ chức, đơn vị liên quan.
Kiện toàn thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính trong nhiệm kỳ như thế nào?
Theo Điều 13 Thông tư 11/2023/TT-BTC quy định kiện toàn thành viên Hội đồng quản lý trong nhiệm kỳ như sau:
+ Trường hợp Hội đồng quản lý bị khuyết thành viên (miễn nhiệm, nghỉ hưu, mất, chuyển sang công tác khác không còn phù hợp với cơ cấu của Hội đồng quản lý), Chủ tịch Hội đồng quản lý triệu tập hợp Hội đồng quản lý, căn cứ vào thành phần của các thành viên bị khuyết để lựa chọn thành viên thay thế báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt.
+ Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản lý bị khuyết (bãi nhiệm, miễn nhiệm, nghỉ hưu, mất, chuyển sang công tác khác không còn phù hợp với cơ cấu của Hội đồng quản lý), Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (nếu có) hoặc Thư ký Hội đồng quản lý báo cáo cơ quan quản lý có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm nhân sự Chủ tịch Hội đồng quản lý theo quy định.
+ Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản lý, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý, Thư ký Hội đồng quản lý bị khuyết, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm nhân sự Chủ tịch Hội đồng quản lý, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (nếu có), Thư ký Hội đồng quản lý theo quy định.
+ Thời hạn để tổ chức thay thế thành viên Hội đồng quản lý là 60 ngày kể từ ngày có thành viên bị khuyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện đúng không?
- Cán bộ năng động sáng tạo dám nghĩ dám làm dám chịu trách nhiệm có gồm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp?
- Nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 từ ngày nào? Lịch Nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chính thức ra sao?
- Nguyên tắc xác định chi phí phân phối - bán lẻ điện từ ngày 30/12/2024 theo Thông tư 26 như thế nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm điều tra sự cố, tai nạn tàu bay? Thẩm quyền tổ chức điều tra sự cố, tai nạn tàu bay được quy định như thế nào?