Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập? Tiêu chuẩn bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 53/2024/TT-BYT như sau:
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.
Dẫn chiếu đến khoản 3 Điều 7 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hội đồng quản lý
...
3. Hội đồng quản lý là đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau: Quyết định về chiến lược, kế hoạch trung hạn và hàng năm của đơn vị; quyết định chủ trương đầu tư mở rộng hoạt động, thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc; quyết định chủ trương về tổ chức bộ máy, nhân sự (trừ số lượng người làm việc thực hiện theo quy định của pháp luật về viên chức); thông qua quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị để trình cấp có thẩm quyền quyết định; thông qua báo cáo quyết toán tài chính hàng năm, thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, việc triển khai quy chế dân chủ, quyết định các vấn đề quan trọng khác của đơn vị theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Quyết định về chiến lược, kế hoạch trung hạn và hàng năm của đơn vị;
- Quyết định chủ trương đầu tư mở rộng hoạt động, thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc;
- Quyết định chủ trương về tổ chức bộ máy, nhân sự (trừ số lượng người làm việc thực hiện theo quy định của pháp luật về viên chức);
- Thông qua quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị để trình cấp có thẩm quyền quyết định;
- Thông qua báo cáo quyết toán tài chính hàng năm, thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, việc triển khai quy chế dân chủ, quyết định các vấn đề quan trọng khác của đơn vị theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập? Tiêu chuẩn bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý? (hình từ internet)
Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập làm việc theo nguyên tắc nào? Chế độ làm việc ra sao?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 53/2024/TT-BYT hướng dẫn về Hội đồng quản lý và tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp y tế công lập do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành có quy định về nguyên tắc và chế độ làm việc của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập như sau:
(1) Nguyên tắc làm việc của Hội đồng quản lý:
- Hội đồng quản lý hoạt động theo Quy chế hoạt động được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Hội đồng quản lý làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp số phiếu tán thành và không tán thành bằng nhau thì quyết định theo bên có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản lý. Quyết định của Hội đồng quản lý được thể hiện bằng hình thức Nghị quyết;
- Hội đồng quản lý được sử dụng con dấu của đơn vị sự nghiệp y tế công lập để phục vụ hoạt động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
(2) Chế độ làm việc của Hội đồng quản lý:
Thành viên Hội đồng quản lý là đại diện của cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Thành viên Hội đồng quản lý là viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm và được xác định trong Đề án thành lập Hội đồng quản lý.
Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập hiện nay?
Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập hiện nay được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 53/2024/TT-BYT gồm:
- Là công chức hoặc viên chức;
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có uy tín, có đủ sức khỏe để thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao;
- Không trong thời gian chấp hành quyết định kỷ luật hoặc trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật;
- Có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên với chuyên ngành phù hợp với nhiệm vụ được giao;
- Đối với thành viên Hội đồng quản lý được bổ nhiệm lần đầu phải còn đủ tuổi công tác ít nhất 01 nhiệm kỳ (đủ 60 tháng tính từ thời điểm bổ nhiệm); trường hợp đặc biệt báo cáo cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định;
- Không phải là vợ (chồng); bố, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng hoặc bố, mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng vợ (chồng); con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; anh, chị, em ruột; anh, chị, em ruột của vợ (chồng) với các thành viên khác trong Hội đồng quản lý và với người đứng đầu, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) của đơn vị sự nghiệp y tế công lập;
- Các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản lý, Chủ tịch Hội đồng quản lý.
* Thông tư 53/2024/TT-BYT có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quỹ Hỗ trợ đầu tư do ai thành lập? Quỹ Hỗ trợ đầu tư có tư cách pháp nhân không theo Nghị định 182?
- Cách tra cứu tờ khai thuế môn bài đã nộp? Hướng dẫn tra cứu tờ khai thuế môn bài trên Thuế điện tử?
- Làn Sóng Xanh 2024 trực tiếp? Xem Làn Sóng Xanh 2024 FULL ở đâu? Quyền nhân thân của người biểu diễn thế nào?
- Mẫu Kịch bản đại hội chi bộ có trù bị mới nhất? Tải mẫu? Kết quả bầu cử tại đại hội chi bộ được tính thế nào?
- Nguyên tắc dạy thêm học thêm theo quy định tại Thông tư 29/2024? Cơ sở dạy thêm có trách nhiệm gì trong việc quản lý hoạt động dạy thêm học thêm?