Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý y tế, chăm sóc sức khỏe của nhân dân và dân số?

Tôi có thắc rằng trong bộ máy hành chính quốc gia Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn trong việc quản lý y tế, chăm sóc sức khỏe của nhân dân và dân số như thế nào? Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức quyền hạn và cơ cấu ra sao đối với Bộ Y tế như thế nào?

Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ ra sao trong việc quản lý y tế, chăm sóc sức khỏe của nhân dân và dân số?

Theo Điều 14 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ ra sao trong việc quản lý y tế, chăm sóc sức khỏe của nhân dân và dân số như sau:

- Thống nhất quản lý nhà nước về y tế, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân và dân số.

- Đầu tư, phát triển nhân lực y tế có chất lượng ngày càng cao; phát triển nền y tế Việt Nam theo hướng kết hợp y tế dự phòng và khám bệnh, chữa bệnh, kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền; phát triển công nghiệp dược theo hướng hiện đại, cung ứng đủ thuốc và trang thiết bị y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của Nhân dân.

- Tạo nguồn tài chính y tế bền vững để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân dựa trên thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.

- Xây dựng chính sách chăm sóc sức khỏe của Nhân dân trình Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện các chính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Thống nhất quản lý và thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình. Duy trì quy mô và cơ cấu dân số hợp lý, nâng cao chất lượng dân số và phân bố dân cư phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị của cả nước.

Như vậy, bạn hiểu rằng trong bộ máy hành chính Chính phủ sẻ thống nhất quản lý về y tế và chăm sóc sức khỏe của Nhân dân và dân số. Bên cạnh đó là các hoạt động đầu tư, tạo nguồn tài chính y tế bền vững, xây dựng chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân cũng như là thống nhất về quản lý và thực hiện các chính sách dân số.

Bộ máy hành chính trong việc quản lý y tế

Bộ máy hành chính trong việc quản lý y tế

Chính phủ quy định vị trí, chức năng của Bộ Y tế là gì trong bộ máy hành chính?

Theo Điều 1 Nghị định 95/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/11/2022) quy định về vị trí và chức năng của Bộ Y tế như sau:

Vị trí và chức năng
Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế, bao gồm các lĩnh vực: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y, dược cổ truyền; trang thiết bị y tế; dược, mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số, sức khỏe sinh sản; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Như vậy, trong bộ máy hành chính thì Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế và quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Trước đây, tại Điều 1 Nghị định 75/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 15/11/2022) quy định về vị trí và chức năng của Bộ Y tế như sau:

Vị trí và chức năng

Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế, bao gồm các lĩnh vực: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y, dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược, mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế trong bộ máy hành chính như thế nào?

Theo Điều 3 Nghị định 95/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/11/2022) quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế như sau:

Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Bảo hiểm y tế.
2. Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em.
3. Vụ Tổ chức cán bộ.
4. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
5. Vụ Pháp chế.
6. Vụ Hợp tác quốc tế.
7. Văn phòng Bộ.
8. Thanh tra Bộ.
9. Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo.
10. Cục Y tế dự phòng.
11. Cục Phòng, chống HIV/AIDS.
12. Cục Quản lý Môi trường y tế.
13. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.
14. Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền.
15. Cục Quản lý Dược.
16. Cục An toàn thực phẩm.
17. Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết bị y tế.
18. Cục Dân số.
19. Viện Chiến lược và Chính sách y tế.
20. Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia.
21. Báo Sức khỏe và Đời sống.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 18 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các tổ chức quy định từ khoản 19 đến khoản 21 Điều này là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
Vụ Kế hoạch - Tài chính có 5 phòng.
Bộ trưởng Bộ Y tế trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp khác trực thuộc Bộ Y tế.
Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức thuộc Bộ.

Như vậy, bạn thấy rằng trên đây là toàn bộ cơ cấu chi tiết của Bộ Y tế trong bộ máy hành chính dành cho bạn tham khảo để có cách nhìn tổng quan nhất về bộ này.

Trước đây, tại Điều 3 Nghị định 75/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 15/11/2022) quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế như sau:

Cơ cấu tổ chức

1. Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng.

2. Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em.

3. Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế.

4. Vụ Bảo hiểm y tế.

5. Vụ Kế hoạch - Tài chính.

6. Vụ Tổ chức cán bộ.

7. Vụ Hợp tác quốc tế.

8. Vụ Pháp chế.

9. Văn phòng Bộ.

10. Thanh tra Bộ.

11. Cục Y tế dự phòng.

12. Cục Phòng, chống HIV/AIDS.

13. Cục An toàn thực phẩm.

14. Cục Quản lý Môi trường y tế.

15. Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo.

16. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.

17. Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền.

18. Cục Quản lý Dược.

19. Cục Công nghệ thông tin.

20. Tổng cục Dân số.

21. Viện Chiến lược và Chính sách y tế.

22. Báo Sức khỏe và Đời sống.

23. Tạp chí Y Dược học.

Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 21 đến khoản 23 Điều này là các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

Vụ Kế hoạch - Tài chính có 05 phòng; Cục Y tế dự phòng có 04 phòng và Văn phòng Cục; Cục Phòng, chống HIV/AIDS có 03 phòng và Văn phòng Cục; Cục An toàn thực phẩm có 05 phòng và Văn phòng Cục; Cục Quản lý Môi trường y tế có 03 phòng và Văn phòng Cục; Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo có 02 phòng và Văn phòng Cục; Cục Quản lý Khám, chữa bệnh có 05 phòng và Văn phòng Cục; Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền có 03 phòng và Văn phòng Cục; Cục Quản lý Dược có 06 phòng và Văn phòng Cục; Cục Công nghệ thông tin có 02 phòng và Văn phòng Cục; Văn phòng Bộ có 07 phòng; Thanh tra Bộ có 05 phòng.

Bộ trưởng Bộ Y tế trình Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dân số; ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp khác trực thuộc Bộ Y tế.

Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức thuộc bộ, trừ Tổng cục Dân số.

Chính phủ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hình thức hoạt động của Chính phủ được quy định ra sao?
Pháp luật
Trong bộ máy hành chính, các bộ, cơ quan ngang bộ có cơ cấu tổ chức như thế nào? Cơ quan thuộc Chính phủ là gì?
Pháp luật
Trung tâm tin học không còn thuộc cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ từ 10/10/2022? Chính phủ bổ sung nhiệm vụ nào mới cho Văn phòng Chính phủ?
Pháp luật
Trong bộ máy hành chính, vị trí phó Thủ tướng có vai trò như thế nào? Trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ vắng mặt thì ai sẽ thay thế?
Pháp luật
Chế độ báo cáo của Chính phủ được quy định như thế nào? Người phát ngôn của Chính phủ là ai? Chính phủ có trách nhiệm báo cáo với nhân dân các vấn đề gì?
Pháp luật
Chính phủ hiện tại có bao nhiêu Phó Thủ tướng Chính phủ? Phó Thủ tướng Chính phủ có được thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ không?
Pháp luật
Cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc tổ chức thực hiện dịch vụ công được Chính phủ giao?
Pháp luật
Cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ gồm những phòng ban nào? Số lượng cấp phó của các phòng ban của cơ quan thuộc Chính phủ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì trong quản lý thông tin và truyền thông, quản lý văn hóa, thể thao và du lịch theo quy định pháp luật hiện hành?
Pháp luật
Văn phòng Chính phủ là cơ quan có chức năng gì? Văn phòng chính phủ có bao nhiêu cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc?
Pháp luật
Nghi lễ đón, tiếp Người đứng đầu Chính phủ thăm chính thức được tiến hành như thế nào theo quy định mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chính phủ
5,065 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chính phủ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chính phủ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào