Nhiệm vụ khoa học sử dụng ngân sách nhà nước thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Tư pháp bao gồm những nhiệm vụ nào?
Việc quản lý hoạt động khoa học của Bộ Tư pháp được thực hiện theo nguyên tắc gì?
Căn cứ Điều 6 Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1319/QĐ-BTP năm 2020 quy định về nguyên tắc quản lý hoạt động khoa học như sau:
Nguyên tắc quản lý hoạt động khoa học
1. Việc quản lý hoạt động khoa học phải phù hợp với các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Đảm bảo hiệu quả và tính thực tiễn của hoạt động khoa học phục vụ kịp thời, hiệu quả công tác của Bộ, ngành Tư pháp.
3. Đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch trong các hoạt động quản lý khoa học.
4. Phát huy tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của cá nhân nhà khoa học, các tổ chức chủ trì được giao thực hiện các nhiệm vụ khoa học và quản lý khoa học.
5. Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin khoa học của các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.
6. Bảo đảm quản lý thống nhất nhiệm vụ khoa học thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Như vậy, theo quy định thì việc quản lý hoạt động khoa học của Bộ Tư pháp được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
(1) Việc quản lý hoạt động khoa học phải phù hợp với các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
(2) Đảm bảo hiệu quả và tính thực tiễn của hoạt động khoa học phục vụ kịp thời, hiệu quả công tác của Bộ, ngành Tư pháp.
(3) Đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch trong các hoạt động quản lý khoa học.
(4) Phát huy tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của cá nhân nhà khoa học, các tổ chức chủ trì được giao thực hiện các nhiệm vụ khoa học và quản lý khoa học.
(5) Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin khoa học của các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.
(6) Bảo đảm quản lý thống nhất nhiệm vụ khoa học thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp.
Việc quản lý hoạt động khoa học của Bộ Tư pháp được thực hiện theo nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ khoa học sử dụng ngân sách nhà nước thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Tư pháp bao gồm những nhiệm vụ nào?
Căn cứ Điều 4 Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1319/QĐ-BTP năm 2020 quy định về phân loại nhiệm vụ khoa học như sau:
Phân loại nhiệm vụ khoa học
Nhiệm vụ khoa học sử dụng ngân sách nhà nước thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Tư pháp bao gồm: Nhiệm vụ khoa học cấp quốc gia (nhiệm vụ khoa học độc lập cấp quốc gia; nhiệm vụ khoa học thuộc các chương trình khoa học cấp quốc gia; nhiệm vụ khoa học theo Nghị định thư); nhiệm vụ khoa học cấp bộ (Đề tài khoa học cấp bộ; Đề án khoa học cấp bộ; Dự án khoa học cấp bộ; Chương trình khoa học cấp bộ); nhiệm vụ khoa học cấp cơ sở do các tổ chức khoa học của Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện.
Như vậy, nhiệm vụ khoa học sử dụng ngân sách nhà nước thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Tư pháp bao gồm:
(1) Nhiệm vụ khoa học cấp quốc gia;
(2) Nhiệm vụ khoa học cấp bộ;
(3) Nhiệm vụ khoa học cấp cơ sở.
Nhiệm vụ khoa học cấp bộ của Bộ Tư pháp phải đáp ứng những yêu cầu chung nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Quy chế quản lý nhiệm vụ khoa học của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1319/QĐ-BTP năm 2020 quy định yêu cầu đối với nhiệm vụ khoa học cấp bộ như sau:
Yêu cầu đối với nhiệm vụ khoa học cấp bộ
Nhiệm vụ khoa học cấp bộ phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chung và yêu cầu riêng cho từng loại, cụ thể như sau:
1. Yêu cầu chung
a) Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và định hướng phát triển ngành Tư pháp trong từng giai đoạn;
b) Phù hợp với định hướng phát triển khoa học ngành Tư pháp trong từng giai đoạn;
c) Có tính cấp thiết hoặc quan trọng đối với ngành Tư pháp;
d) Không trùng lặp với nội dung các nhiệm vụ khoa học sử dụng ngân sách nhà nước đã được thực hiện trong thời hạn 05 năm kể từ thời điểm nghiệm thu;
đ) Có mục tiêu, nội dung nghiên cứu rõ ràng, phương pháp nghiên cứu phù hợp và tiên tiến;
e) Không vi phạm các quy định về sở hữu trí tuệ, các phát minh, sáng chế trong và ngoài nước đã được các cơ quan bảo hộ sở hữu trí tuệ công nhận;
g) Dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ phù hợp với khả năng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước và các quy định về tài chính hiện hành.
2. Yêu cầu riêng đối với đề tài khoa học cấp bộ
a) Kết quả nghiên cứu tạo ra được luận cứ khoa học, giải pháp kịp thời để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong hoạch định và thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, pháp luật của Nhà nước; có tối thiểu 01 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nước;
...
Như vậy, nhiệm vụ khoa học cấp bộ của Bộ Tư pháp phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chung sau đây:
(1) Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và định hướng phát triển ngành Tư pháp trong từng giai đoạn;
(2) Phù hợp với định hướng phát triển khoa học ngành Tư pháp trong từng giai đoạn;
(3) Có tính cấp thiết hoặc quan trọng đối với ngành Tư pháp;
(4) Không trùng lặp với nội dung các nhiệm vụ khoa học sử dụng ngân sách nhà nước đã được thực hiện trong thời hạn 05 năm kể từ thời điểm nghiệm thu;
(5) Có mục tiêu, nội dung nghiên cứu rõ ràng, phương pháp nghiên cứu phù hợp và tiên tiến;
(6) Không vi phạm các quy định về sở hữu trí tuệ, các phát minh, sáng chế trong và ngoài nước đã được các cơ quan bảo hộ sở hữu trí tuệ công nhận;
(7) Dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ phù hợp với khả năng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước và các quy định về tài chính hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?