Nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề có bao gồm hoạt động điều tra đa dạng thực vật rừng không?
- Nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề có bao gồm hoạt động điều tra đa dạng thực vật rừng không?
- Nội dung điều tra đa dạng thực vật rừng trong nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề bao gồm những nội dung gì? Thành quả điều tra đa dạng thực vật rừng bao gồm những gì?
- Quy trình điều tra đa dạng thực vật rừng trong nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề được thực hiện ra sao?
Nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề có bao gồm hoạt động điều tra đa dạng thực vật rừng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 16/2023/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Nhiệm vụ, quy trình và tổ chức điều tra rừng theo chuyên đề
1. Nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề, bao gồm: điều tra diện tích rừng; điều tra trữ lượng rừng; điều tra cấu trúc rừng; điều tra tăng trưởng rừng; điều tra tái sinh rừng; điều tra lâm sản ngoài gỗ; điều tra lập địa; điều tra cây cá lẻ; điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng; điều tra đa dạng thực vật rừng; điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống; điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng; điều tra trữ lượng các-bon rừng.
...
Như vậy, điều tra đa dạng thực vật rừng là một trong những nhiệm vụ được thực hiện trong nhiệm vụ điều tra rừng.
Điều tra đa dạng thực vật rừng có được thực hiện trong nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề không? (hình từ internet)
Nội dung điều tra đa dạng thực vật rừng trong nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề bao gồm những nội dung gì? Thành quả điều tra đa dạng thực vật rừng bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Điều tra đa dạng thực vật rừng
1. Nội dung điều tra đa dạng thực vật rừng:
a) Điều tra thành phần thực vật rừng, bao gồm: thực vật bậc cao có mạch và thực vật chưa có mạch;
b) Xây dựng danh lục các loài thực vật rừng;
c) Xác định yếu tố địa lý thực vật rừng;
d) Xác định dạng sống thực vật rừng;
đ) Xác định công dụng của thực vật rừng;
e) Điều tra phân bố các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
2. Phương pháp điều tra thực vật rừng:
a) Sử dụng tuyến điều tra điển hình đi qua các đai cao, các dạng địa hình, các trạng thái rừng khác nhau; xác định toàn bộ các loài thực vật xuất hiện; ghi chép dạng sống, công dụng của thực vật theo Biểu số 27 Phụ lục II kèm theo Thông tư này; xác định phân bố của các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trên bản đồ hoặc bằng máy định vị trên tuyến điều tra kết hợp với phỏng vấn người dân địa phương;
b) Thu mẫu tiêu bản thực vật rừng và mô tả theo Biểu số 28 Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
3. Thành quả điều tra thực vật rừng:
a) Danh lục thực vật theo Biểu số 29 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;
b) Danh lục các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
c) Bản đồ phân bố thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
d) Mẫu tiêu bản thực vật rừng;
đ) Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá đa dạng thực vật rừng.
Như vậy, nội dung điều tra đa dạng thực vật rừng trong nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề bao gồm:
- Điều tra thành phần thực vật rừng, bao gồm: thực vật bậc cao có mạch và thực vật chưa có mạch;
- Xây dựng danh lục các loài thực vật rừng;
- Xác định yếu tố địa lý thực vật rừng;
- Xác định dạng sống thực vật rừng;
- Xác định công dụng của thực vật rừng;
- Điều tra phân bố các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
* Thành quả điều tra đa dạng thực vật rừng bao gồm:
- Danh lục thực vật theo Biểu số 29 Phụ lục II kèm theo Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT;
- Danh lục các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
- Bản đồ phân bố thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
- Mẫu tiêu bản thực vật rừng;
- Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá đa dạng thực vật rừng.
Quy trình điều tra đa dạng thực vật rừng trong nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề được thực hiện ra sao?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT thì Quy trình điều tra đa dạng thực vật rừng trong nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề được thực hiện như sau:
(1) Công tác chuẩn bị, bao gồm: xây dựng đề cương và dự toán kinh phí; chuẩn bị vật liệu và trang thiết bị cần thiết; thu thập và xử lý ảnh, bản đồ, tài liệu liên quan; xác định dung lượng mẫu cần thiết theo nội dung điều tra; thiết kế hệ thống mẫu điều tra trên bản đồ;
(2) Điều tra thực địa, bao gồm: thiết lập mẫu điều tra trên thực địa; thu thập số liệu, mẫu vật trên các mẫu điều tra; điều tra bổ sung các lô trạng thái rừng xây dựng bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ chuyên đề khác (nếu có); kiểm tra, giám sát và nghiệm thu chất lượng điều tra thực địa;
(3) Xử lý, tính toán nội nghiệp, bao gồm: biên tập, hoàn thiện bản đồ hiện trạng rừng và bản đồ chuyên đề (nếu có); lựa chọn phần mềm, phương pháp thông kế toán học và xử lý, tính toán diện tích rừng, các chỉ tiêu chất lượng rừng, lập địa, đa dạng sinh học; phân tích, tổng hợp, viết báo cáo kết quả điều tra rừng và các báo cáo chuyên đề; kiểm tra, nghiệm thu chất lượng thành quả điều tra rừng theo chuyên đề.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?