Nhân viên y tế khi tiếp nhận thông tin về ngộ độc thực phẩm phải báo cáo ngay cho ai về nội dung vụ việc?

Cho tôi hỏi nhân viên y tế khi tiếp nhận thông tin về ngộ độc thực phẩm phải báo cáo ngay cho ai về nội dung vụ việc? Khi tiếp nhận thông tin từ người bị ngộ độc thực phẩm thì nhân viên y tế cần chú ý thu thập những thông tin gì? Cơ quan Y tế để khai báo người bị ngộ độc thực phẩm gồm có những cơ quan nào? Câu hỏi của Thanh Thảo đến từ Nha Trang.

Cơ quan Y tế để khai báo người bị ngộ độc thực phẩm gồm có những cơ quan nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định 39/2006/QĐ-BYT quy định như sau:

Khai báo và báo cáo ngộ độc thực phẩm
1. Khai báo ngộ độc thực phẩm:
- Bất kể ai, khi bị hoặc phát hiện ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh truyền qua thực phẩm đều phải khai báo ngay cho cơ quan Y tế gần nhất:
- Trạm Y tế xã, phường.
- Phòng Y tế quận, huyện (hoặc Trung tâm Y tế dự phòng).
- Sở Y tế hoặc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố.
- Các viện khu vực (Viện Dinh Dưỡng, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP Hồ Chí Minh, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên).
- Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
Nội dung khai báo theo mẫu M1 quy định tại Quyết định số 01/2006/QĐ-BYT ngày 09 tháng 01 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định chế độ báo cáo và mẫu báo cáo về vệ sinh an toàn thực phẩm”.
...

Đối chiếu quy định trên, bất kể ai khi phát hiện người bị ngộ độc thực phẩm đều phải khai báo ngay cho cơ quan Y tế gần nhất như:

- Trạm Y tế xã, phường.

- Phòng Y tế quận, huyện (hoặc Trung tâm Y tế dự phòng).

- Sở Y tế hoặc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố.

- Các viện khu vực (Viện Dinh Dưỡng, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP Hồ Chí Minh, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên).

- Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

Nhân viên y tế khi tiếp nhận thông tin về ngộ độc thực phẩm phải báo cáo ngay cho ai về nội dung vụ việc?

Nhân viên y tế khi tiếp nhận thông tin về ngộ độc thực phẩm phải báo cáo ngay cho ai về nội dung vụ việc? (Hình từ Internet)

Khi tiếp nhận thông tin từ người bị ngộ độc thực phẩm thì nhân viên y tế cần chú ý thu thập những thông tin gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định 39/2006/QĐ-BYT quy định như sau:

Khai báo và báo cáo ngộ độc thực phẩm
...
2. Tiếp nhận thông tin ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm:
a) Khai báo từ người mắc: khi tiếp nhận thông tin ngộ độc thực phẩm từ người mắc, cần chú ý thu thập các thông tin sau:
- Những hoạt động trước khi phát bệnh, về bữa ăn, thức ăn mà họ đã ăn.
- Các triệu chứng chủ yếu là gì (đau bụng, buồn nôn, nôn).
- Kiểm tra chất nôn, thực phẩm thừa, chất ô nhiễm (có giữ mẫu để xét nghiệm không).
- Quy mô phát sinh: số người cùng ăn, số người mắc.
b) Khai báo từ thầy thuốc và nhân viên y tế: Bất kể một nhân viên y tế hoặc thầy thuốc nào, dù làm việc ở Trạm y tế, phòng khám bệnh, bệnh viện hoặc tư nhân khi phát hiện ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm phải khai báo ngay với cơ quan y tế có trách nhiệm. Khi tiếp nhận các khai báo này, cần chú ý khai thác các thông tin quan trọng sau:
- Ngộ độc thực phẩm xảy ra với một người hay tập thể.
- Triệu chứng của người mắc, các triệu chứng khác thường, diễn biến, những yếu tố liên quan với tình hình ăn uống trong thời gian 48 giờ (chú ý trong vòng 12 giờ) trước đó.
- Kiểm tra mẫu phân, mẫu máu, chất nôn, chất ô nhiễm của người mắc.
- Chẩn đoán hoặc nghi ngờ là gì.
- Phương pháp xử trí, điều trị.
c) Khai báo từ người lãnh đạo, quản lý: (doanh nghiệp, trường học, công trường, nông trường, cơ quan đơn vị) cần chú ý các thông tin sau:
- Quy mô phát sinh: tổng số mắc, số phải vào viện.
- Mối liên quan đến ăn uống.
- Cơ sở cung cấp xuất ăn.
- Lưu mẫu thực phẩm nghi ngờ.
- Với trường học: cần chú ý phân biệt tình hình xảy ra với học sinh lớp mấy, sau bữa ăn nào, cơ sở nào cung ứng thực phẩm.
...

Theo đó, khai báo từ người mắc khi tiếp nhận thông tin ngộ độc thực phẩm từ người mắc, cần chú ý thu thập các thông tin sau:

- Những hoạt động trước khi phát bệnh, về bữa ăn, thức ăn mà họ đã ăn.

- Các triệu chứng chủ yếu là gì (đau bụng, buồn nôn, nôn).

- Kiểm tra chất nôn, thực phẩm thừa, chất ô nhiễm (có giữ mẫu để xét nghiệm không).

- Quy mô phát sinh: số người cùng ăn, số người mắc.

Khi tiếp nhận thông tin từ người bị ngộ độc thực phẩm thì nhân viên y tế cần chú ý các thông tin quan trọng sau:

- Ngộ độc thực phẩm xảy ra với một người hay tập thể.

- Triệu chứng của người mắc, các triệu chứng khác thường, diễn biến, những yếu tố liên quan với tình hình ăn uống trong thời gian 48 giờ (chú ý trong vòng 12 giờ) trước đó.

- Kiểm tra mẫu phân, mẫu máu, chất nôn, chất ô nhiễm của người mắc.

- Chẩn đoán hoặc nghi ngờ là gì.

- Phương pháp xử trí, điều trị.

Nhân viên y tế khi tiếp nhận thông tin về ngộ độc thực phẩm phải báo cáo ngay cho ai về nội dung vụ việc?

Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 5 Quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định 39/2006/QĐ-BYT quy định như sau:

Khai báo và báo cáo ngộ độc thực phẩm
...
3. Báo cáo ngộ độc thực phẩm:
a) Bất kể một nhân viên y tế nào khi tiếp nhận thông tin về ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm phải báo cáo ngay cho thủ trưởng đơn vị mình về nội dung vụ việc.
b) Thủ trưởng đơn vị tiếp nhận được thông tin về ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm phải xem xét về nội dung khai báo để quyết định:
+ Nếu đơn vị có đủ khả năng điều tra vụ ngộ độc thực phẩm thì cử ngay 1 đội điều tra tại thực địa và báo cáo lên cấp trên. Nếu không đủ khả năng điều tra thì báo cáo ngay lên cấp trên và đề nghị cử đội điều tra vụ ngộ độc thực phẩm.
+ Trong trường hợp vụ ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm có nguy cơ lan rộng thì phải nhanh chóng phán đoán về quy mô và khả năng lan rộng, phải báo cáo khẩn cấp cho UBND và cho cơ quan Y tế cấp trên biết
+ Cần chú ý các thông tin sau:
- Có nghi ngờ về ngộ độc thuốc.
- Có nghi ngờ về ngộ độc gas, nước máy, nước giếng, hoặc các yếu tố khác
- Có sự cố ý gây ngộ độc không.
Chế độ báo cáo và mẫu báo cáo ngộ độc thực phẩm thực hiện theo quy định tại Quyết định số 01/2006/QĐ- BYT ngày 09/01/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định chế độ báo cáo và mẫu báo cáo về vệ sinh an toàn thực phẩm”.

Như vậy, bất kể một nhân viên y tế nào khi tiếp nhận thông tin về ngộ độc thực phẩm phải báo cáo ngay cho thủ trưởng đơn vị mình về nội dung vụ việc.

Ngộ độc thực phẩm Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Ngộ độc thực phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lễ Thất tịch 2023 là ngày bao nhiêu dương lịch? Bán chè đậu đỏ gây ngộ độc thực phẩm bị xử phạt hành chính như thế nào?
Pháp luật
Bán đồ ăn gây ngộ độc thực phẩm có thể đi tù đến 20 năm hay không? Bán đồ ăn gây ngộ độc thực phẩm được hiểu như thế nào?
Pháp luật
Thực hiện việc khai báo ngộ độc thực phẩm ở đâu và ai có quyền được khai báo theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Bộ Y tế chỉ đạo ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm theo Công văn 2487/BYT-ATTP 2024 như thế nào?
Pháp luật
Vụ ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì được hiểu như thế nào? Khi có biểu hiện của việc ngộ độc thực phẩm thì người dân có thể đi khai báo ở đâu?
Pháp luật
Người bị ngộ độc thực phẩm thì có thể lấy mẫu bệnh phẩm của họ thông qua đường nào? Khi người dân đến khai bảo về tin ngộ độc thực phẩm thì việc tiếp nhận thực hiện ra sao?
Pháp luật
Công điện 44/CĐ-TTg năm 2024 ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành ra sao?
Pháp luật
Điều tra ngộ độc thực phẩm phải thực hiện trong khoảng thời gian nào để phát hiện sớm nhất? Tiến hành điều tra ngộ độc thực phẩm theo các bước nào?
Pháp luật
Ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì là gì? Bán bánh mì trên vỉa hè gây ngộ độc thực phẩm thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Tết Hàn Thực 2023 vào ngày nào? Bán bánh trôi nước gây ngộ độc thực phẩm bị xử phạt hành chính như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngộ độc thực phẩm
5,187 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngộ độc thực phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngộ độc thực phẩm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào