Nhân viên tuần đường để bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là gì? Thời gian nào thực hiện kiểm tra công trình đường bộ của nhân viên tuần đường?

Tôi muốn hỏi quy định về nhân viên tuần đường để bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ? Trong công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thì nhân viên tuần đường có nhiệm vụ gì?- Câu hỏi của anh Bảo Duy (Tiền Giang).

Nhân viên tuần đường để bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là gì?

nhan-vien-tuan-duong-duong-bo

Nhân viên tuần đường có nhiệm vụ gì trong công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ? (Hình từ Internet)

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2019/TT-BGTVT quy định tuần đường là hoạt động tuần tra, kiểm tra để bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của đơn vị bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ trên tuyến đường được giao quản lý.

Nhân viên tuần đường là cá nhân được đơn vị bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ giao nhiệm vụ tuần đường trên tuyến đường được giao quản lý.

Nhân viên tuần đường có nhiệm vụ gì trong công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ?

Theo Điều 4 Thông tư 04/2019/TT-BGTVT quy định như sau:

Nhiệm vụ của nhân viên tuần đường
1. Đối với công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:
a) Tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân chấp hành quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, tự giác chấm dứt thực hiện hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả vi phạm về quản lý, sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và khôi phục lại hiện trạng công trình ban đầu;
b) Phát hiện, ngăn chặn kịp thời tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và Nghị định số 11/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
c) Lập biên bản xác nhận các hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
d) Tổng hợp kết quả xử lý, khắc phục vi phạm, công tác cưỡng chế của chính quyền địa phương, báo cáo kịp thời đơn vị bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ về các nội dung quy định tại điểm a, điểm b và điểm c Khoản này và đề xuất xử lý.

Theo đó, trong công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thì nhân viên tuần đường đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

+ Tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân chấp hành quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, tự giác chấm dứt thực hiện hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả vi phạm về quản lý, sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và khôi phục lại hiện trạng công trình ban đầu;

+ Phát hiện, ngăn chặn kịp thời tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và Nghị định 11/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

+ Lập biên bản xác nhận các hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

+ Tổng hợp kết quả xử lý, khắc phục vi phạm, công tác cưỡng chế của chính quyền địa phương, báo cáo kịp thời đơn vị bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ về các nội dung quy định tại điểm a, điểm b và điểm c Khoản này và đề xuất xử lý.

Thời gian nào thực hiện kiểm tra công trình đường bộ của nhân viên tuần đường?

Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 04/2019/TT-BGTVT quy định như sau:

Thời gian thực hiện tuần đường và chiều dài đoạn đường giao nhân viên tuần đường thực hiện
1. Thực hiện tuần tra, kiểm tra mỗi vị trí công trình trong phạm vi đoạn đường được giao với số lần như sau:
a) Không ít hơn 01 lần/01 ngày đối với các tuyến đường cao tốc, trong các tháng mùa mưa đối với các quốc lộ; trên đoạn tuyến quốc lộ có công trình hư hỏng nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn trong khai thác sử dụng, trong thời gian khu vực có đất đá lở, băng giá; đoạn đường có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông vượt quá lưu lượng thiết kế;
b) Không ít hơn 01 lần/2 ngày đối với các trường hợp ngoài quy định tại điểm a Khoản này. Đối với trường hợp này, người quản lý sử dụng công trình đường bộ và đơn vị bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ thống nhất kế hoạch, thời gian các ngày thực hiện tuần đường.
….

Theo đó, nhân viên tuần đường thực hiện tuần tra, kiểm tra mỗi vị trí công trình đường bộ trong phạm vi đoạn đường được giao với số lần như sau:

+ Không ít hơn 01 lần/01 ngày đối với các tuyến đường cao tốc, trong các tháng mùa mưa đối với các quốc lộ; trên đoạn tuyến quốc lộ có công trình hư hỏng nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn trong khai thác sử dụng, trong thời gian khu vực có đất đá lở, băng giá; đoạn đường có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông vượt quá lưu lượng thiết kế;

+ Không ít hơn 01 lần/2 ngày đối với các trường hợp ngoài quy định nêu trên.

Đối với trường hợp này, người quản lý sử dụng công trình đường bộ và đơn vị bảo dưỡng thường xuyên, vận hành khai thác công trình đường bộ thống nhất kế hoạch, thời gian các ngày thực hiện tuần đường.

Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 04/2019/TT-BGTVT quy định nhân viên tuần đường không thực hiện tuần đường trong các trường hợp sau:

+ Công trình đường bộ xảy ra sự cố nghiêm trọng gây hư hỏng tắc đường, hầm, cầu cống bị hư hỏng không thể khai thác; các trường hợp khác làm cho nhân viên tuần đường không thể tiếp cận an toàn đối với vị trí công trình cần thực hiện tuần đường, làm gián đoạn hoạt động tuần đường;

+ Trong thời gian nhân viên tuần đường tham gia cứu hộ, cứu nạn, giải quyết sự cố.

Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ Tải về trọn bộ quy định Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ về nguồn lực thực hiện có nằm trong kế hoạch quy hoạch mạng lưới đường bộ không?
Pháp luật
Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ không còn nhu cầu sử dụng nhưng chưa tính hết hao mòn sẽ được xử lý như thế nào?
Pháp luật
Phương pháp tính hao mòn và giá trị còn lại của tài sản hạ tầng giao thông đường bộ áp dụng từ 30/7/2022?
Pháp luật
Danh mục thời hạn sử dụng và tỷ lệ hao mòn của tài sản hạ tầng giao thông đường bộ từ năm 2022? Những tài sản nào không phải tính hao mòn?
Pháp luật
Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ có nguyên giá từ 10 triệu đồng trở lên được xem là tài sản cố định? Cách xác định tài sản nguyên giá như thế nào?
Pháp luật
Nhận biết trạm dừng nghỉ là tài sản hạ tầng giao thông đường bộ dựa trên tiêu chuẩn nào? Nâng cấp trạm dừng nghỉ thì có làm thay đổi nguyên giá trạm dừng nghỉ không?
Pháp luật
Nhân viên tuần đường để bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là gì? Thời gian nào thực hiện kiểm tra công trình đường bộ của nhân viên tuần đường?
Pháp luật
Trong kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có trạm dừng nghỉ hay không? Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có phải là xây mới hay không?
Pháp luật
Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có bao gồm bãi đỗ xe hay không? Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có cần phải phù hợp hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ
2,809 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài sản hạ tầng giao thông đường bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào