Nhân viên tuần cầu trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
- Nhân viên tuần cầu trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
- Nhân viên tuần cầu trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia thực hiện những nhiệm vụ gì theo quy định?
- Nhân viên tuần cầu có quyền thực hiện biện pháp báo hiệu dừng tàu trong những trường hợp nào?
Nhân viên tuần cầu trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Nhân viên tuần cầu trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia cần đáp ứng những tiêu chuẩn được quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) như sau:
Nhân viên tuần đường, tuần cầu, tuần hầm
1. Tiêu chuẩn
a) Là công nhân duy tu, sửa chữa đường sắt, cầu đường sắt, hầm đường sắt có 03 năm làm việc trở lên và có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn tuần đường, tuần cầu, tuần hầm đường sắt;
b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động và đạt yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ tuần đường, tuần cầu, tuần hầm do doanh nghiệp sử dụng các chức danh tuần đường, tuần cầu, tuần hầm tổ chức.
...
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) thì nhân viên tuần cầu trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia là một trong những chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng.
Như vậy, nhân viên tuần cầu trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia cần đáp ứng những tiêu chuẩn trên.
Trước đây, căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên tuần đường, tuần cầu, tuần hầm như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên tuần đường, tuần cầu, tuần hầm
1. Tiêu chuẩn:
a) Là công nhân duy tu, sửa chữa đường sắt, cầu đường sắt, hầm đường sắt có 03 năm làm việc trở lên và có bằng, chứng chỉ chuyên môn về đường sắt, cầu, hầm đường sắt, tuần đường, tuần cầu, tuần hầm đường sắt;
b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động với các chức danh tuần đường, tuần cầu, tuần hầm và đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ tuần đường, tuần cầu, tuần hầm do doanh nghiệp sử dụng các chức danh tuần đường, tuần cầu, tuần hầm tổ chức.
...
Theo Điều 3 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định thì Nhân viên tuần cầu là một trong những chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng.
Theo quy định về tiêu chuẩn của nhân viên tuần cầu nêu trên, nhân viên tuần cầu là công nhân duy tu, sửa chữa cầu đường sắt có 03 năm làm việc trở lên và có bằng, chứng chỉ chuyên môn về cầu đường sắt, tuần cầu đường sắt.
Đồng thời, có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế và có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động với các chức danh tuần cầu và đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ tuần cầu do doanh nghiệp sử dụng các chức danh tuần cầu tổ chức.
Nhân viên tuần cầu trực tiếp phục vụ chạy tàu cần trên đường sắt quốc gia đáp ứng những tiêu chuẩn gì? (Hình từ Internet)
Nhân viên tuần cầu trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia thực hiện những nhiệm vụ gì theo quy định?
Nhân viên tuần cầu trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia thực hiện những nhiệm vụ được quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) như sau:
- Kiểm tra theo dõi, phát hiện kịp thời các hư hỏng, chướng ngại và xử lý bảo đảm an toàn chạy tàu trong phạm vi địa giới được phân công, ghi chép đầy đủ vào sổ tuần tra, báo cáo cấp trên theo quy định;
- Sửa chữa, giải quyết kịp thời các hư hỏng, chướng ngại nhỏ, tham gia bảo trì cầu, đường, hầm theo phân công;
- Kịp thời phòng vệ, nhanh chóng thông tin hoặc báo hiệu dừng tàu khi phát hiện thấy hư hỏng, chướng ngại có nguy cơ làm mất an toàn giao thông;
- Tham gia bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt và phương tiện giao thông đường sắt trong phạm vi được phân công.
Trước đây, căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên tuần đường, tuần cầu, tuần hầm như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên tuần đường, tuần cầu, tuần hầm
...
2. Nhiệm vụ:
a) Kiểm tra theo dõi, phát hiện kịp thời các hư hỏng, chướng ngại và xử lý bảo đảm an toàn chạy tàu trong phạm vi địa giới được phân công, ghi chép đầy đủ vào số tuần tra, báo cáo cấp trên theo quy định;
b) Sửa chữa, giải quyết kịp thời các hư hỏng, chướng ngại nhỏ, tham gia bảo trì cầu, đường, hầm theo phân công;
c) Kịp thời phòng vệ, nhanh chóng thông tin hoặc báo hiệu dừng tàu khi phát hiện thấy hư hỏng, chướng ngại có nguy cơ làm mất an toàn giao thông;
d) Tham gia bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt và phương tiện giao thông đường sắt trong phạm vi được phân công.
Theo quy định về nhiệm vụ của nhân viên tuần cầu nêu trên, nhân viên tuần cầu có nhiệm vụ kiểm tra theo dõi, phát hiện kịp thời các hư hỏng, chướng ngại và xử lý bảo đảm an toàn chạy tàu trong phạm vi địa giới được phân công, ghi chép đầy đủ vào số tuần tra, báo cáo cấp trên theo quy định và các nhiệm vụ sau:
- Sửa chữa, giải quyết kịp thời các hư hỏng, chướng ngại nhỏ, tham gia bảo trì cầu, đường, hầm theo phân công;
- Kịp thời phòng vệ, nhanh chóng thông tin hoặc báo hiệu dừng tàu khi phát hiện thấy hư hỏng, chướng ngại có nguy cơ làm mất an toàn giao thông;
- Tham gia bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt và phương tiện giao thông đường sắt trong phạm vi được phân công.
Nhân viên tuần cầu có quyền thực hiện biện pháp báo hiệu dừng tàu trong những trường hợp nào?
Nhân viên tuần cầu có quyền thực hiện biện pháp báo hiệu dừng tàu trong những trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 16 Thông tư 15/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) như sau:
Nhân viên tuần đường, tuần cầu, tuần hầm
...
3. Quyền hạn: Thực hiện các biện pháp báo hiệu dừng tàu nếu thấy chưa đủ điều kiện an toàn chạy tàu cần thiết, báo cáo ngay cho trực ban chạy tàu ga đầu khu gian và lãnh đạo cấp trên trực tiếp.
Như vậy, nhân viên tuần cầu có quyền thực hiện biện pháp báo hiệu dừng tàu nếu thấy chưa đủ điều kiện an toàn chạy tàu cần thiết, báo cáo ngay cho trực ban chạy tàu ga đầu khu gian và lãnh đạo cấp trên trực tiếp.
Lưu ý: những quy định trên không áp dụng đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt phục vụ lắp đặt thiết bị, thử nghiệm và trong quá trình thi công thuộc các dự án xây dựng mới đường sắt.
Trước đây, căn cứ theo khoản 3 Điều 15 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên tuần đường, tuần cầu, tuần hầm như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên tuần đường, tuần cầu, tuần hầm
...
3. Quyền hạn: Thực hiện các biện pháp báo hiệu dừng tàu nếu thấy chưa đủ điều kiện an toàn chạy tàu cần thiết, báo cáo ngay cho trực ban chạy tàu ga đầu khu gian và lãnh đạo cấp trên trực tiếp biết.
Như vậy, nhân viên tuần cầu thực hiện các biện pháp báo hiệu dừng tàu nếu thấy chưa đủ điều kiện an toàn chạy tàu cần thiết, báo cáo ngay cho trực ban chạy tàu ga đầu khu gian và lãnh đạo cấp trên trực tiếp biết.
Lưu ý, những quy định trên không áp dụng đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt phục vụ lắp đặt thiết bị, thử nghiệm và trong quá trình thi công thuộc các dự án xây dựng mới đường sắt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?