Nhân viên tư vấn của tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn muốn tư vấn cho khách hàng sản phẩm mà khách hàng chưa yêu cầu thì phải làm sao?
- Nhân viên tư vấn của tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn thực hiện tư vấn cho khách hàng về nội dung nào?
- Nhân viên tư vấn của tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn muốn tư vấn cho khách hàng sản phẩm mà khách hàng chưa yêu cầu thì phải làm sao?
- Tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn và khách hàng phải lưu ý điều gì khi thỏa thuận và cam kết bằng hợp đồng tư vấn?
Nhân viên tư vấn của tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn thực hiện tư vấn cho khách hàng về nội dung nào?
Nhân viên tư vấn của tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn thực hiện tư vấn cho khách hàng về nội dung nào thì tại Điều 3 Thông tư 38/2024/TT-NHNN có giải thích như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các cụm từ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tư vấn về hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác (sau đây gọi là tư vấn) là việc tổ chức tín dụng thực hiện một hoặc một số hoạt động, bao gồm thu thập, xử lý thông tin, vận dụng kiến thức chuyên môn, phát hiện vấn đề, đánh giá vấn đề để đề xuất giải pháp, phương án phù hợp với phạm vi hoạt động tư vấn quy định tại Điều 4 Thông tư này theo yêu cầu của khách hàng.
2. Nhân viên tư vấn là nhân viên của tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn, được phân công, giao nhiệm vụ tư vấn trực tiếp cho khách hàng theo nội dung thỏa thuận tại hợp đồng tư vấn.
3. Khách hàng là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng khác) hoặc cá nhân sử dụng dịch vụ tư vấn của tổ chức tín dụng. Khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn của quỹ tín dụng nhân dân là các thành viên của quỹ tín dụng nhân dân đó.
4. Tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước) cấp Giấy phép trong đó có nội dung tư vấn về hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác.
Như vậy, nhân viên tư vấn của tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn thực hiện tư vấn cho khách hàng theo nội dung thỏa thuận tại hợp đồng tư vấn.
Theo đó, khách hàng là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng khác) hoặc cá nhân sử dụng dịch vụ tư vấn của tổ chức tín dụng. Khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn của quỹ tín dụng nhân dân là các thành viên của quỹ tín dụng nhân dân đó.
Nhân viên tư vấn của tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn muốn tư vấn cho khách hàng sản phẩm mà khách hàng chưa yêu cầu thì phải làm sao? (Hình từ Internet)
Nhân viên tư vấn của tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn muốn tư vấn cho khách hàng sản phẩm mà khách hàng chưa yêu cầu thì phải làm sao?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 38/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Tiếp xúc khách hàng
Trường hợp nhân viên tư vấn có ý định tư vấn cho khách hàng về một sản phẩm, dịch vụ, giao dịch khi chưa được khách hàng yêu cầu, nhân viên tư vấn phải thông báo và phải được khách hàng đồng ý trước khi thực hiện tư vấn.
Như vậy, trường hợp nhân viên tư vấn của tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn muốn tư vấn cho khách hàng sản phẩm mà khách hàng chưa yêu cầu thì nhân viên tư vấn phải thông báo và phải được khách hàng đồng ý trước khi thực hiện tư vấn.
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 38/2024/TT-NHNN thì tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn có quyền thu phí trong hoạt động tư vấn. Mức phí trong hoạt động tư vấn phải được niêm yết công khai và phải được ghi trong hợp đồng tư vấn.
Tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn và khách hàng phải lưu ý điều gì khi thỏa thuận và cam kết bằng hợp đồng tư vấn?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 38/2024/TT-NHNN như sau:
Hợp đồng tư vấn
1. Tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn và khách hàng phải thống nhất các thoả thuận và cam kết bằng hợp đồng tư vấn phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Hợp đồng tư vấn phải có tối thiểu các nội dung sau:
a) Tên, địa chỉ, phương thức liên lạc khác (nếu có); người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn; tên, địa chỉ, phương thức liên lạc khác (nếu có) của khách hàng là tổ chức; tên, địa chỉ, số định danh cá nhân, phương thức liên lạc khác (nếu có) của khách hàng là cá nhân;
b) Mục tiêu, phạm vi tư vấn;
...
Như vậy, tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn và khách hàng phải thống nhất các thỏa thuận và cam kết bằng hợp đồng tư vấn phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo đó, hợp đồng tư vấn phải có tối thiểu các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ, phương thức liên lạc khác (nếu có); người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn; tên, địa chỉ, phương thức liên lạc khác (nếu có) của khách hàng là tổ chức; tên, địa chỉ, số định danh cá nhân, phương thức liên lạc khác (nếu có) của khách hàng là cá nhân;
- Mục tiêu, phạm vi tư vấn;
- Phương thức thực hiện tư vấn;
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ tư vấn;
- Quyền và nghĩa vụ của khách hàng;
- Thời hạn thực hiện hợp đồng;
- Phí trong hoạt động tư vấn và phương thức thanh toán;
- Phương thức giải quyết tranh chấp;
- Hiệu lực hợp đồng;
- Thời hạn hợp đồng;
- Thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các bên khi vi phạm hợp đồng.
Lưu ý: Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng tư vấn thực hiện theo thỏa thuận của các bên phù hợp với Thông tư này và các quy định pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu nhận xét đánh giá đảng viên của chi bộ? Hướng dẫn chi bộ nhận xét đánh giá đảng viên thế nào?
- Mẫu Quyết định công nhận chi bộ trong sạch vững mạnh? Đơn vị có bao nhiêu đảng viên thì được lập chi bộ thuộc đảng ủy cơ sở?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng mới nhất? Nội dung báo cáo kiểm điểm tập thể đảng đoàn, ban cán sự đảng?
- Thời điểm tính thuế tự vệ là ngày đăng ký tờ khai hải quan đúng không? Số tiền thuế tự vệ nộp thừa được xử lý như thế nào?
- Giảm giá đến 100% trong Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday?