Nhân viên tiếp cận cộng đồng thực hiện việc phân phát bơm kim tiêm sạch cho người nghiện chích ma túy thì có bị coi là vi phạm pháp luật không?
- Nhân viên tiếp cận cộng đồng thực hiện việc phân phát bơm kim tiêm sạch cho người nghiện chích ma túy thì có bị coi là vi phạm pháp luật không?
- Nhân viên tiếp cận cộng đồng phân phát bơm kim tiêm sạch cho người nghiện chích ma túy có cần phải hướng dẫn việc thực hành sử dụng bơm kim tiêm không?
- Khi phát hiện nhân viên tiếp cận cộng đồng không tuân thủ các quy định của chương trình thì người đứng đầu và người trực tiếp phụ trách các nhân viên tiếp cận cộng đồng có trách nhiệm gì?
Nhân viên tiếp cận cộng đồng thực hiện việc phân phát bơm kim tiêm sạch cho người nghiện chích ma túy thì có bị coi là vi phạm pháp luật không?
Nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện việc phân phát bơm kim tiêm sạch cho người nghiện chích ma túy thì có bị coi là vi phạm pháp luật được quy định tại Điều 7 Nghị định 108/2007/NĐ-CP như sau:
Quyền và trách nhiệm của nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV
1. Nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV có các quyền sau:
a) Được hưởng các chế độ, phụ cấp từ các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
b) Không bị coi là vi phạm pháp luật khi thực hiện việc phân phát bao cao su, bơm kim tiêm sạch, điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho các đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật về quyền của nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các chương trình, dự án can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV thì khi thực hiện việc phân phát bơm kim tiêm sạch cho nghiện chích ma túy thì sẽ không bị vi phạm pháp luật.
Nhân viên tiếp cận cộng đồng thực hiện việc phân phát bơm kim tiêm sạch cho người nghiện chích ma túy thì có bị coi là vi phạm pháp luật không? (Hình từ internet)
Nhân viên tiếp cận cộng đồng phân phát bơm kim tiêm sạch cho người nghiện chích ma túy có cần phải hướng dẫn việc thực hành sử dụng bơm kim tiêm không?
Nhân viên tiếp cận cộng đồng khi phân phát bơm kim tiêm sạch cho người nghiện chích ma túy có cần phải hướng dẫn việc thực hành sử dụng bơm kim tiêm được quy định tại Điều 9 Nghị định 108/2007/NĐ-CP như sau:
Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch
...
3. Nhân viên tiếp cận cộng đồng khi phân phát bơm kim tiêm sạch cho người nghiện chích ma túy có nhiệm vụ:
a) Hướng dẫn việc thực hành sử dụng bơm kim tiêm an toàn;
b) Phân phát đúng số lượng bơm kim tiêm sạch đã được chương trình, dự án cấp, đồng thời thu gom các bơm kim tiêm đã qua sử dụng vào hộp cứng an toàn và chuyển về địa điểm quy định để tiêu hủy theo quy định của pháp luật về xử lý chất thải.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật về nhiệm vụ của nhân viên tiếp cận cộng đồng khi phân phát bơm kiêm tiêm sạch cho người nghiện chích ma tuy thì phải hướng dẫn việc thực hành sử dụng bơm kiêm tiêm an toàn.
Ngoài ra, còn có trách nhiệm phân phát đúng số lượng bơm kim tiêm sạch đã được chương trình, dự án cấp. Đồng thời thực hiện việc thu gom các bơm kiêm tiêm đã qua sử dụng vào hộp cứng an toàn và chuyền về địa điểm quy định để tiến hành tiêu hủy theo quy định về xử lý chất thải.
Khi phát hiện nhân viên tiếp cận cộng đồng không tuân thủ các quy định của chương trình thì người đứng đầu và người trực tiếp phụ trách các nhân viên tiếp cận cộng đồng có trách nhiệm gì?
Khi phát hiện nhân viên tiếp cận cộng đồng không tuân thủ các quy định của chương trình thì người đứng đầu và người trực tiếp phụ trách các nhân viên tiếp cận cộng đồng có trách nhiệm được quy định tại Điều 11 Nghị định 108/2007/NĐ-CP như sau:
Kiểm tra, giám sát các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV
...
2. Trách nhiệm kiểm tra, giám sát:
a) Người đứng đầu chương trình, dự án và người trực tiếp phụ trách các nhân viên tiếp cận cộng đồng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV của nhân viên tiếp cận cộng đồng. Trường hợp phát hiện nhân viên tiếp cận cộng đồng không tuân thủ các quy định của chương trình, dự án hoặc có hành vi vi phạm pháp luật phải lập tức đình chỉ hoạt động của nhân viên đó, thu hồi thẻ và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xem xét, giải quyết theo đúng quy định của pháp luật;
b) Đơn vị đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan công an, cơ quan phòng, chống tệ nạn xã hội kiểm tra, giám sát hoạt động của các chương trình, dự án về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh. Trường hợp phát hiện chương trình, dự án không tuân thủ đúng theo nội dung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc không đủ năng lực quản lý hoạt động của các nhân viên tiếp cận cộng đồng phải báo cáo ngay Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ Y tế - đơn vị đã phê duyệt chương trình, dự án đó để có biện pháp xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định pháp luật về trách nhiệm kiểm tra giám sát thì người đứng đầu chương trình và người trực tiếp phụ trách các nhân viên tiếp cận cộng đồng khi phát hiện nhân viên tiếp cận cộng đồng không tuân thủ các quy định của chương trình thì có trách nhiệm như sau:
- Phải lập tức đình chỉ hoạt động của nhân viên;
- Thu hồi thẻ;
- Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xem xét giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?